Kết luận và đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên IBDNEU đến việc làm sau khi tốt nghiệp (Trang 56)

3.1 Khía cạnh tích cực:

- Về tần suất tham gia: Hầu hết sinh viên cho rằng, việc tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa của khoa đều mang lại cho họ sự hài lòng về việc làm hiện tại. Điều đó mang lại lợi ích cho họ trong cơ hội đào tạo, thăng tiến tại nơi họ đang làm việc, giúp họ có được mức trả công và phụ cấp tốt hơn và được đánh giá theo hình thức trả công xứng đáng.

- Về vị trí của họ khi tham gia các hoạt động ngoại khóa: Vị trí có tác động tích cực nhất đến việc làm của các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp là vị trí thành viên ban tổ chức khi tham gia các hoạt động ngoại khóa. Với vị trí này, họ có thể cảm thấy thoải mái và thể hiện được hết khả năng của bản thân mình. Hơn thể nữa, trong vai trò này, họ có thể cân bằng giữa thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa và thời gian học, không những vậy, họ còn có thể mở rộng thêm nhiều mối quan hệ với các thành viên của câu lạc bộ khác và tương tác tốt hơn với những người đến xem. Điều nay đã giúp họ có được mức trả công và phụ cấp cao hơn khi họ đi làm. Họ biết mình ở đâu, mình phải làm gì khi mình đang là nhân viên cũng như vị trí của họ là thành viên ban tổ chức khi tham gia hoạt động ngoại khóa.

- Về các loại hình hoạt động ngoại khóa: Chương trình cử nhân Quốc tế có rất nhiều các loại hình hoạt động ngoại khóa đa dạng và phong phú cho các bạn sinh viên lựa chọn. Trong số này, các hoạt động định hướng, tập huấn như Orientation Week, Boot Camp hay Career Day và các hoạt động câu lạc bộ sở thích như Safari hay Movie Worm được các bạn đánh giá cao nhất về việc tác động đến việc làm của họ sau này. Với việc được cọ xát nhiều với các nhà tuyển dụng trong hoạt động Career Day thuộc

nhóm các hoạt động định hướng, tập huấn đã giúp các bạn sinh viên hiểu được nhà tuyển dụng muốn gì và cần điều gì. Vì vậy, họ có thể có được việc làm phù hợp với bản thân mình và giúp họ thăng tiến nhanh hơn trong tổ chức mà họ đang làm việc. Với các hoạt động tập huấn, những kĩ năng mềm như giao tiếp hay làm việc nhóm của các bạn sinh viên cũng được cải thiện và điều đó đã mang lại cho họ có được những cơ hội đào tạo tốt tại nơi họ đang công tác. Tham gia vào những hoạt động câu lạc bộ sở thích đã giúp các bạn sinh viên đã tốt nghiệp có được công việc có hình thức trả công xứng đáng với họ. Trong khi họ làm việc, họ được trả công theo hiệu quả công việc cá nhân và theo kĩ năng của họ có được, những yếu tố này đều đã được họ trau dồi liên tục khi tham gia vào các hoạt động sở thích. Làm việc theo đam mê đã giúp họ có được hiệu quả công việc cao nhất cũng như luôn luôn tìm tòi những cái mới để cải thiện những kĩ năng còn thiếu sót của mình.

3.2 Khía cạnh hạn chế

- Về tần suất tham gia: Bên cạnh những tích cực mà các hoạt động do Viện đào tạo Quốc Tế tổ chức đã hỗ trợ sinh viên rất nhiều trong quá trình làm việc thì vẫn còn một vài mặt hạn chế. Trong đó phải kể đến sự chênh lệch giữa thời gian tham gia hoạt động và thời gian học tập. Nếu sinh viên dành lượng thời gian tham gia hoạt động bằng hoặc nhiều hơn thời gian nghiên cứu sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng kết quả, chất lượng học tập.Từ đó sẽ tạo tiền đề ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng việc làm mà còn tác động không nhỏ đến sự hài lòng về việc làm của sinh viên.

- Về vị trí của sinh viên khi tham gia hoạt động: Dựa vào kết quả khảo sát, vị trí có tác động tích cực nhất đến việc làm của các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp là vị trí thành viên ban tổ chức khi tham gia các hoạt

động ngoại khóa. Tuy nhiên, vị trí lãnh đạo ban tổ chức lại mang đến một vài mặt hạn chế nhất định ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của sinh viên sau này. Một số sinh viên thường hay đảm nhận vai trò lãnh đạo các hoạt động của Viện đào tạo quốc tế tổ chức thường không có được sự hài lòng cao trong công việc. Do số liệu thu thập được chưa nhiều (82/160 sinh viên) nên kết quả này chưa thể hiện sự ảnh hưởng rõ ràng và những ý kiến sau đây vẫn mang tính chủ quan. Theo ý kiến của nhóm nghiên cứu, có thểlý giải cho vấn đề này như sau: một sinh viên khi thường làm lãnh đạo ở các hoạt động thường có tham vọng lớn trong công việc, luôn muốn thể hiện bản thân mình tốt hơn những người khác, ví dụ như đòi hỏi một mức lương, một chức vụ nhất định hoặc có thể mâu thuẫn với người quản lý công ty. Chính những yếu tố này tạo nên sự không hài lòng trong công việc của những sinh viên đã tốt nghiệp thường đảm nhận vị trí lãnh đạo trong các hoạt động ngoại khóa. Đối những sinh viên thường đóng vai trò là người đến xem khi tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng có kết quả tương tự như những sinh viên thường đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, lý do của nhóm này đi theo hướng ngược lại. Trong vai trò là “người đến xem”, họ thường không tham gia vào quá trình tổ chức tạo nên một hoạt động. Những sinh viên này thường có xu hướng bị động trong công việc và cảm thấy không thoải mái.

- Về các loại hình hoạt động: có thể nói Chương trình cử nhân Quốc Tế là một trong những chương trình giáo dục liên kết tổ chức khá nhiều các loại hình hoạt động ngoại khóa cho sinh viên. Bên cạnh những hoạt động mang lại những lợi ích tích cực phục vụ cho công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp thì vẫn còn một vài hạn chế ở các mảng còn lại.Các hoạt động này chưa thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên.Ví dụ điển hình là các hoạt động thể thao thi đấu chưa thực sự hấp dẫn về số lượng hoặc

chưa được phổ biến rộng rãi đến các sinh viên.Số lượng các hoạt động thể thao vẫn còn khá ít và đa phần dành cho các sinh viên nam. Hay các hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại các sự kiện dạ hội chỉ thu hút được một lượng sinh viên nhất định tham gia, chưa thực sử được hưởng ứng và lan tỏa đến tất cả các sinh viên trong chương trình. Điều này có tác động trực tiếp đến khả năng hòa nhập với môi trường làm việc của các sinh viên sau khi tốt nghiệp. Các hoạt động xã hội, tình nguyện, từ thiện vẫn còn rất hạn chế về mặt số lượng và không có tác động lớn đến lợi ích của sinh viên. Tại nhóm những hoạt động do Viện đào tạo quốc tế tuyển dụng nhằm hỗ trợ học tập như Peer Tutor, lượng sinh viên tham gia nhằm trao đổi bài vở kiến thức chưa đông, một số sinh viên tham gia trong khoảng thời gian nhất định với mục đích duy nhất nhằm hoàn thành các bài luận (assignment) đúng thời hạn. Những điều này gây ảnh hưởng tương đối lớn đến khả năng tương tác, chia sẻ thông tin cũng như sự sáng tạo, linh hoạt trong công việc sau này.

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Phân tích ở chương 3 cho thấy, sự ảnh hưởng của các hoạt động ngoại khóa đến thực trạng công việc của sinh viên đã tốt nghiệp chịu ảnh hưởng tác động của 3 nhóm yếu tố: tần suất tham gia, vị trí khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, loại hình hoạt động ngoại khóa

1. Định hướng phát triển của chương trình đào tạo quốc tế về việc tham gia hoạt động ngoại khoá cho sinh viên IBD

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên IBDNEU đến việc làm sau khi tốt nghiệp (Trang 56)