Kế toán vật tư hàng hoá

Một phần của tài liệu Thực tập tổng hợp tại CÔNG TY TNHH NHỰA và COMPOSIT VIỆT á (Trang 29)

2.2.1. Tài khoản sử dụng

Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, nguyên vật liệu được hạch toán chi tiết theo từng loại, ở từng kho cụ thể, theo dõi cả về hiện vật về giá trị. Mỗi nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ có ký hiệu riêng và đăng ký có hệ thống trên sổ "Danh mục NVL, CCDC sử dụng". NVL, CCDC được chia thành các loại sau:

− Nguyên vật liệu chính: Nhựa composite TQ, bạc ren M10*10 thông, Aptomat LG 3P - 63A, tai khoá hộp 1/3,…

− Nguyên vật liệu phụ: hộp cactông 3 lớp loại hộp 1/3 F8, băng dính bao gói loại to,…

− Nhiên liệu phụ: xăng, dầu,…

− Công cụ, dụng cụ: quần áo bảo hộ, giầy vải, găng tay,…

Để hạch toán hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá Công ty sử dụng hệ thống danh mục tài khoản về hàng tồn kho do Bộ tài chính ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006. Tuy nhiên có thực hiện phân cấp chi tiết các tài khoản cấp thấp tương ứng với tình hình thực tế của Công ty. Cụ thể như sau:

+ TK 152: Nguyên vật liệu

−TK 1521: Bán thành phẩm.

- TK 1522: Nguyên liệu, vật liệu chính - phần còn lại. - TK 1523: Nguyên liệu, vật liệu phụ.

- TK 1525: Nguyên liệu, vật liệu chính - Công tơ. - TK 1526: Nguyên liệu, vật liệu chính - Aptomat. - TK 1527: Nguyên liệu, vật liệu chính - Cầu đấu. + TK 153 : Công cụ, dụng cụ.

- TK 1531: Công cụ, dụng cụ cho sản xuất. - TK 1532: Đồ dùng văn phòng.

- TK 1533: Bảo hộ lao động.

+ TK 155: Thành phẩm.

− TK 1551: Thành phẩm sản xuất − TK 1552: Thành phẩm nhập + TK 156: Hàng hoá

− TK 1561: Hàng hoá

− TK 1562: Giá mua hàng hoá

2.2.2. Chứng từ sử dụng

Để hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dung cụ, thành phẩm, hàng hoá Công ty nhựa Việt Á sử dụng các chứng từ như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật tư, thành phẩm, hàng hoá; biên bản kiểm nghiệm và biên bản kiểm kê vật tư, thành phẩm, hàng hoá.

Khi người giao hàng đề nghị nhập hàng trên cơ sở chứng từ nguồn, bộ phận kiểm nghiệm của Công ty sẽ tiến hành kiểm nghiệm về số lượng, quy cách, phẩm chất và lập biên bản kiểm nghiệm (chỉ áp dụng cho các trường hợp hàng nhập với khối lượng lớn hoặc không nguyên đai, nguyên kiện và theo yêu cầu của kế toán trưởng hoặc giám đốc của Công ty). Tiếp đó cán bộ cung ứng sẽ lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho được lập thành 2 (đối với vật tư mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất). Phiếu nhập kho được chuyển cho phụ trách phòng cung ứng ký. Trên cơ sở phiếu nhập kho, thủ kho kiểm nhập hàng, ghi số thực nhập vào phiếu, ký phiếu, ghi thẻ kho và chuyển chứng cho kế toán hàng tồn kho ghi sổ và bảo quản, lưu trữ.

Quy trinh luân chuyển của phiếu nhập kho được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4 : Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho.

Ban kiểm nhận Người giao hàng Phụ trách phòngVT- TB Cán bộ cung ứng Kế toán vật tư Thủ kho Đề nghị nhập Lập biên bản kiểm nhập Vtư Lập phiếu nhập kho Ký phiếu nhập Nhập kho Ghi sổ, bảo quản, lưu trữ

Khi người có nhu cầu hàng đề nghị xuất hàng trên cơ sở chứng từ gốc như phiếu xin lĩnh vật tư cho sản xuất, kế hoạch tiêu thụ hàng… đã có ký duyệt của ban giám đốc nhà máy và kế toán trưởng thì cán bộ cung ứng sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên trong đó:

− Liên 1: lưu tại quyển

− Liên 2: giao chio người nhận hàng

− Liên 3: dùng làm cơ sở cho thủ kho xuất vật tư, ký phiếu, ghi thẻ kho rồi chuyển lại cho kế toán vật tư ghi sổ và bảo quản, lưu trữ.

Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ dồ 2.5: Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho. 2.2.3. Sổ sách sử dụng

Hạch toán chi tiết

Công ty hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song, quy trình ghi sổ chi tiết theo phương pháp này như sau:

Sơ dồ 2.6: Quy trình hạch toán chi tiết vật tư.

Người có nhu cầu vậttư Giám đốc, kế toán trưởng Cán bộ cung ứng Kế toán vật tư Thủ kho Lập chứng từ xin xuất Kí duyệt lệnh xuất Lập phiếu xuất kho Ghi sổ, bảo quản, lưu trữ Xuất kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Thẻ kho Sổ chi tiết vật tư Sổ tổng hợp N-X-T Kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Thẻ kho: được mở cho từng danh điểm vật tư và do thủ kho thực hiện. Căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất thủ kho ghi vào thẻ kho cho từng danh điểm vật tư, mỗi chứng từ gốc được ghi một dòng trên thẻ kho. Cuối ngày, cuối tháng thủ kho tính ra số lượng tồn trên từng kho (theo chỉ tiêu số lượng) để đối chiếu với sổ chi tiết vật tư (cột số lượng).

Sổ chi tiết vật tư: do kế toán chi tiết trên phòng kế toán lập cho từng danh điểm vật tư. Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập - xuất do thủ kho chuyển đến, kế toán ghi vào sổ chi tiết vật tư theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Mỗi chứng từ được ghi một dòng trên sổ. Cuối tháng kế toán tính ra số lượng tồn và xác định giá trị tồn cho từng danh điểm vật tư.

Sổ tổng hợp nhập - xuất - tồn: do kế toán chi tiết lập vào thời điểm cuối tháng theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Căn cứ vào sổ chi tiết vật tư, kế toán ghi vào sổ tổng hợp N -X - T cho từng nhóm và từng kho vật liệu, công cụ. Cuối tháng, cộng giá trị nhập xuất để tính ra giá trị tồn cho từng kho vật liệu công cụ

Để hạch toán tổng hợp vật tư, kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 152: "Nguyên vật liệu"

TK 153: "Công cụ, dụng cụ" Tài khoản này được dùng để phản ánh giá trị tồn kho và biến động tăng giảm các loại công cụ, dụng cụ được quản lý theo kho của Công ty.

TK 142: "Chi phí trả trước" Tài khoản này được sử dụng trong trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng phân bổ nhiều lần hay cho từng hợp đồng.

Cả ba tài khoản trên đều có kết cấu và nội dung phản ánh theo đúng các quy định hiện hành. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp phần hành kế toán vật tư được khái quát qua sơ đồ sau:

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

2.3. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ)

Công ty có giá trị TSCĐ tương đối lớn khoảng 13 tỷ vào năm 2006, bao gồm nhiều loại với tính chất và công dụng khác nhau, ví dụ như:

− Nhà cửa, vật kiến trúc: bao gồm nhà xưởng, nhà làm việc…

− Máy móc thiết bị: gồm các loại máy ép nhựa, máy mài, máy khoan,… − Thiết bị phục vụ quản lý: gồm máy chiếu, máy fax, máy photocopy, máy

điều hoà,… Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song Chứng từ nhập, xuất Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái TK 152, 153 Bảng cân đối số phát sinh

− Phương tiện vận tải: gồm ô tô,…

Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định là phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho tất cả các loại tài sản cố định.

Tài khoản sử dụng để theo dõi sự biến động tăng giảm của TSCĐ là TK 211 "TSCĐ hữu hình"; TK 213 "TSCĐ vô hình"; TK 214 " Hao mòn TSCĐ",

các tài khoản này đều được mở tài khoản chi tiết cấp 1.

2.3.1. Các loại nghiệp vụ chủ yếu

Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ không nhiều, chủ yếu gồm:

− Nghiệp vụ tăng TSCĐ: TSCĐ của Công ty tăng chủ yếu là do mua sắm hoặc do xây dựng cơ bản chuyển sang.

− Các nghiệp vụ giảm TSCĐ: chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán. Việc thanh lý nhượng bán TSCĐ tại Công ty chỉ được tiến hành khi có công văn đồng ý cho thanh lý nhượng bán của giám đốc Công ty.

− Nghiệp vụ khấu hao TSCĐ: cuối tháng, kế toán TSCĐ tính ra số khấu hao phải trích và phân bổ khấu hao cho các tài sản kinh doanh và các chi phí liên quan (chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cuối năm, kế toán TSCĐ lập bảng tính khấu hao của tất cả các TSCĐ của toàn Công ty.

− Nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ: tại Công ty chủ yếu là sửa chữa thường xuyên để bảo dưỡng các thiết bị.

2.3.2. Các chứng từ sử dụng

Để hạch toán TSCĐ, Công ty sử dụng các chứng từ như sau:

− Biên bản giao nhận TSCĐ: Là căn cứ xác nhận việc giao nhận TSCĐ diễn ra tại đơn vị. Ở Công ty, biên bản giao nhận chủ yếu được dùng cho hai trường hợp: mua sắm TSCĐ và đưa TSCĐ vào sử dụng khi hoàn thành xây dựng.

− Biên bản thanh lý TSCĐ: Xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ sách kế toán.

− Bảng tính và phân bổ khấu hao: Được lập để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng hàng tháng.

Trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm

Sơ dồ 2.8: Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ trường hợp mua ngoài

Bộ phận có nhu cầu TSCĐ

Giám đốc

Lập đề nghị mua TSCĐ kèm theo phương án mua

Ký duyệt đề nghị mua TSCĐ

Cán bộ thu mua Mua TSCĐ

Hội đồng giao nhận - Giao nhận TSCĐ- Lập biên bản bàn giao TSCĐ

Giám đốc, kế toán trưởng Ký duyệt biên bản bàn giao

Kế toán TSCĐ

- Ghi sổ kế toán chi tiết - Lập bảng tính khấu hao - Lập chứng từ ghi sổ

Kế toán tổng hợp Ghi sổ tổng hợp

Trường hợp nghiệp vụ giảm TSCĐ do thanh lý nhượng bán

Sơ dồ 2.9: Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ thanh lý, nhượng bán

Bộ phận quản lý tài sản TSCĐ kèm bảng kê TSCĐ Lập công văn xin thanh lý xin thanh lý.

Giám đốc Ký duyệt công văn xin thanh lý và bảng kê.

Hội đồng thanh lý - Lập biên bản thanh lý- Định giá TSCĐ thanh lý

Giám đốc, kế toán trưởng Ký duyệt biên bản thanh lý, nhượng bán.

Kế toán TSCĐ - Xoá TSCĐ trên sổ chi tiết- Lập chứng từ ghi sổ

Kế toán tổng hợp Ghi giảm TSCĐ trênsổ tổng hợp

2.3.3. Sổ sách sử dụng

Để hạch toán chi tiết TSCĐ, kế toán mở sổ chi tiết TSCĐ. Sổ này theo dõi các chỉ tiêu về chủng loại tài sản, về nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế,….

Quy trình ghi sổ tổng hợp được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ dồ 2.10: Trình tự ghi sổ phần hành kế toán tài sản cố định

Sổ chi tiết TSCĐ Chứng từ tăng, giảm TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái TK 211, 213, 214 Bảng cân đối số phát sinh

2.4. Kế toán tiền lương và các khoản thu nhập khác

2.4.1. Khái quát về vấn đề tiền lương của Công ty

Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng cường năng suất lao động. Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình.

Tiền lương chia thành 2 loại là tiền lương chính và tiền lương phụ

− Tiền lương chính bao gồm: lương cấp bậc, các khoản tiền thưởng trong sản xuất.

− Tiền lương phụ bao gồm: lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất, trong thời gian đi học, hội họp,…

Hiện nay, Công ty có trên 100 lao động và được chia làm hai loại:

− Lao động trực tiếp sản xuất: công nhân ép, công nhân lắp ráp thô, công nhân gia công,..

− Lao động gián tiếp: Lao động quản lý

Hiện nay, Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương sau: − Chế độ trả lương thời gian: áp dụng cho lao động quản lý

− Chế độ trả lương theo sản phẩm: áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất

Tài khoản sử dụng để hạch toán tiền lương là: − TK 334: " Phải trả công nhân viên"

TK 338: "Phải trả, phải nộp khác" Tài khoản này được mở chi tiết

thành 7 tài khoản cấp 2, trong đó để hạch toán các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2 có kết cấu và nội dung phản ánh theo đúng chế độ quy định.

2.4.2. Các chứng từ sử dụng

Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các chứng từ như: bảng chấm công, bảng tính lương, bảng phân bổ lương, bảng thanh toán BHXH, bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty.

Quy trình lập và luân chuyển chứng từ phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện như sơ đồ sau:

Sơ đồ1.11 : Quy trình luân chuyển chứng từ phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Nhân viên chấm

công Lập bảng chấm công

Kế toán tiền lương

Lập - Bảng tính lương

- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

- Bảng thanh toán BHXH

- Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty

Kế toán trưởng

Kiểm tra và ký duyệt: - Bảng tính lương

- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

- Bảng thanh toán BHXH

- Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty

Giám đốc Ký duyệt bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty

Kế toán tiền

lương Lập chứng từ ghi sổ

Kế toán thanh

toán Thanh toán lương

2.4.3. Sổ sách sử dụng và quy trình ghi sổ

Công ty sử dụng sổ chi tiết TK 334, TK 338 để tổ chức hạch toán chi tiết và sổ cái TK 334, TK 338 để hạch toán tổng hợp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

Quy trình ghi sổ kế toán phần hành lương và các khoản trích theo lương được khái qua sơ đồ sau:

Sơ dồ 2.5: Trình tự ghi sổ phần hành lương và các khoản trích theo lương Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Sổ chi tiết TK 334, 338 Chứng từ gốc về lương, bảng phân bổ về lương Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái TK 334, 338 - Bảng thanh toán BHXH - Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty

Bảng cân đối số phát sinh

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY NHỰA VIỆT Á 3.1.Về tổ chức bộ máy kế toán.

3.1.1.Những thành tựu đạt được.

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung đã tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung còn giúp cho việc thuận tiện trong công tác phân công, phân nhiêm rõ ràng đối với nhân viên kế toán cũng như đối với việc trang bị phương tiện kĩ thuật tính toán, đảm bảo thực hiện công tác kế toán nhanh chóng. Các nhân viên kế toán được phân chia công việc, nhiệm vụ cụ thể từ đó tạo điều

Một phần của tài liệu Thực tập tổng hợp tại CÔNG TY TNHH NHỰA và COMPOSIT VIỆT á (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w