Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học Đại số 10 (Trang 92)

7. Kết quả nghiên cứu

3.3. Kết quả thực nghiệm

Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện:

- Phân tích định tính. - Phân tích định lượng.

3.3.1. Phân tích định tính

Sau quá trình thử nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của học sinh đặc biệt là các kỹ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá,…Bước đầu rèn luyện cho các em có thói quen tự nghiên cứu khoa học, có kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra, từ đó xây dựng và kiến tạo các kiến thức mới. Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thực nghiệm:

- Học sinh hứng thú trong giờ học Toán: Điều này được giải thích là do trong khi các em được hoạt động, được suy nghĩ, được tự do bày tỏ quan điểm, được tham gia vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề nhiều hơn; được tham gia vào quá trình khám phá và kiến tạo kiến thức mới.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc biệt hoá, hệ thống hoá của học sinh tiến bộ hơn: Điều này để giải thích là do giáo viên đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.

- Học sinh tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn: Điều này được giải thích là do trong quá trình nghe giảng theo cách dạy học mới, học sinh phải theo dõi, tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao, nghe những hướng dẫn, gợi ý, điều chỉnh,…của giáo viên để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.

- Việc ghi chép, ghi nhớ thuận lợi hơn: Điều này được giải thích là do trong dạy học, giáo viên đã quan tâm tới việc tạo điều kiện để học sinh ghi chép theo cách hiểu của mình.

- Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân được sát thực hơn: Điều này do trong quá trình dạy học, giáo viên đã cho học sinh thảo luận giữa thầy và trò, trò với trò được trả lời bằng các phiếu trắc nghiệm và khả năng suy luận của bản thân.

- Học sinh tự học, tự nghiên cứu ở nhà thuận lợi hơn: Điều này được giải thích là do trong các tiết học ở trên lớp, giáo viên đã quan tâm tới việc hướng dẫn học sinh tổ chức việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà.

- Học sinh tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình: Điều này là do trong quá trình dạy học, giáo viên yêu cầu học sinh tự phát hiện và tự giải quyết một số vấn đề; tự khám phá và tự kiến tạo một số kiến thức mới, học sinh được thảo luận với nhau và được tự trình bày kết quả làm được.

3.3.2.Phân tích định lượng

Việc phân tích định lượng dựa trên kết quả của các bài kiểm tra sau đây được học sinh thực hiện trong đợt thực nghiệm.

BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG VI (Thời gian làm bài 30 phút) Bài 1: Giá trị nhỏ nhất của biểu thức α

α 6 6 3tan cos 4 − là : A. 4 B.-3 C.1 D.2

Bài 2:Điền vào các ô trống trong bảng: Số đo độ 0 60 − −2400 31000 Số đo radian 4 3π − 3 16π − 5 68π

Bài 3: Điền vào chổ…trong lời giải sau: Xét góc lượng giác

(OA,OM) =α , trong đó M là điểm nằm trên các trục toạ độ Ox, Oy. Hãy lập bảng dấu của sinα , cosα , tanα theo vị trí của M thuộc các góc phần tư I, II, III, IV xác định bởi hệ toạ độ Oxy. Hỏi M ở trong góc phần tư nào thì:

a/ sinα , cosα cùng dấu? b/ sinα, tanα khác dấu?

Giải:

Bảng dấu các giá trị lượng giá theo vị trí của M:

Phần tư I II III IV

sinα + + - -

cosα + - - +

tanα + - + -

a/ Qua bảng xét dấu trên ta thấy sinα và cosα cùng dấu khi M trong góc phần tư thứ … và thứ ...

b/sinα vàtanα khác dấu khi M nằm trên trong góc phần tư thứ …và …

Bài 4: Chứng minh rằng giá trị mỗi biểu thức sau không phụ thuộc vào x:

a/ cos2(α +x)+cos2 x−2cosα.cosx.cos(α +x)

b/ sin4x.sin10x−sin11x.sin3x−sin7x.sinx

Bài 5: Chứng minh rằng:

a/ Nếu tam giác ABC có ba góc A, B, C thoả mãn sinA=sinB+sinC thì tam giác ABC vuông.

b/ Nếu tam giác ABC có ba góc A, B, C thoả mãn sinA=2sin .cosB C thì tam giác ABC cân.

* Ý đồ sư phạm

- Kiểm tra khả năng về tiếp thu kiến thức được học, khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh.

- Kiểm tra mức độ tư duy của học sinh bằng việc thực hiện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá các kiến thức, qua đó rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào việc chứng minh và giải toán.

- Kiểm tra mức độ ghi nhớ các kiến thức Toán học, khả năng trình bày suy luận logic, khả năng tiếp thu kiến thức từ SGK và tài liệu tham khảo.

* Kết quả kiểm tra của học sinh thu được như sau: Bảng 3.1: Bảng phân phối tần số.

Điểm kiểm tra

) 10 , 1 (i= xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 TB Số HS đạt điểm xi của lớp TN 1 2 9 11 8 7 5 2 6,64 Số HS đạt điểm xi của lớp ĐC 1 3 5 4 12 8 5 4 4 1 5,51 Bảng 3.2 Bảng phân bố tần suất (%) Điểm kiểm tra 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần suất của lớp TN 2.22 4.44 20.0 0 24.44 17.7 8 15.56 11.11 4.44 Tần suất của lớp ĐC 2.13 6.3 8 10.6 4 8.5 1 25.53 17.0 2 10.6 4 8.51 8.51 2.13

* Từ kết quả trên ta có nhận xét sau:

- Điểm trung bình chung (TBC) ở lớp thực nghiệm (6,64) cao hơn lớp đối chứng (5,51) (xem bảng 3.1).

- Số học sinh có điểm ≤5 ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng. Số học sinh có điểm ≥6 ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

* Những kết luận rút ra từ thực nghiệm:

- Phương án dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học Toán cho học sinh như đã đề xuất là khả thi.

- Dạy học theo hướng này học sinh hứng thú học tập hơn. Các em tự tin hơn trong học tập, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân, hăng hái tham gia thảo luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề, giúp học sinh rèn luyện khả năng tự học suốt đời.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học Đại số 10 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w