HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 41)

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Thanh Bình. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên:

a) Vị trí địa lí

Thanh Bình là huyện đầu nguồn sông Cửu Long và là vùng ngập sâu của khu vực Đồng Tháp Mười, thuộc vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Đồng Tháp, phía tây bắc giáp thị xã Hồng ngự, phía tây và tây nam giáp tỉnh An giang, phía đông và đông bắc giáp huyện Tam nông, phía đông nam giáp thành phố Cao lãnh. Tổng diện tích tự nhiên là 341,91km2, có 55 ấp. Huyện Thanh Bình được chia làm 13 đơn vị hành chính bao gồm: 01 thị trấn và 12 xã, trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Thanh Bình.

b) Địa hình:

Thanh Bình là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, diện tích mặt nước khá lớn, đất đai phì nhiêu màu mỡ, Thanh Bình được phân định gồm 3 vùng: Vùng cù lao, vùng ven và vùng sâu. Do vậy, việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các loại cây ăn trái và hoa màu phục vụ cho công nghiệp chế biến rất thích hợp. Đặc biệt vùng bãi bồi ven sông được tận dụng để nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

c) Dân số:

Dân số huyện Thanh Bình có 163.834 người (Số dân 2008), mật độ dân số bình quân 479 người/km2. Trong đó vùng Ven có 70.548 người (chiếm 43,06% dân số toàn huyện), vùng Cù lao có 62.071 người (chiếm 37,89%), vùng sâu có 31.215 người (chiếm 19,05%). Đa số dân số của huyện Thanh Bình là dân tộc kinh. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm giảm dần, từ 1,23% năm 2006 xuống còn 1,16% năm 2008 và 1,14% năm 2011.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 41)