Phương pháp thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 35 - 38)

- Cũng cố, nâng cao chất lượng hệ thống các trường sư phạm, các trường CBQLGD.

Các học viện QLGD, trường CBQLGD có vai trò quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Bộ GD&ĐT cùng với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch cũng cố, nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống các trường CBQLGD. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cần tập trung vào đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy. Đồng thời phải chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng chương trình, quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.

- Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và CBQLGD để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu; Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, CBQLGD.

Tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD về tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, năng lực quản lí giáo dục.

Trên cơ sở điều tra, căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục, Bộ GD&ĐT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành xây dựng, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng tốt với yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn mới. Rà soát, bố trí, sắp xếp lại những CBQLGD không đáp ứng yêu cầu bằng các giải pháp thích hợp như: Luân chuyên, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bố trí lại công việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, bổ sung kịp thời đội ngũ CBQL trẻ có đủ điều kiện về năng lực và phẩm chất để tránh hụt hẫng. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL trong các cơ sở giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hoá; Bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQLGD các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng yêu cầu. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD phục vụ tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tạo cơ chế để đội ngũ CBQLGD chủ động và có trách nhiệm quản lí các mặt hoạt động của nhà trường theo hướng gắn dạy học với nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lí đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Hoàn thiện cơ chế quản lí theo hướng tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động dạy học, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Phân công, phân cấp hợp lí giữa các cấp, các ngành, các cơ quan về trách nhiệm, quyền hạn trong quản lí đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, quản lí đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Hoàn thiện các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chính sách, pháp luật về giáo dục đối với đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là công tác thanh tra chuyên môn và quản lí chất lượng giáo dục.

Quản lí chặt chẽ các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nhất là các hình thức đào tạo tại chức, từ xa; Kiên quyết xoá nạn văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Giải quyết các vấn đề bức xúc; Ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động hai không mở rộng với 4 nội dung. “ Nói không với tiêu cực

trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp “ .

Trên cơ sở quy định về quản lí hồ sơ cán bộ công chức Nhà nước, hoàn thiện nội dung hồ sơ quản lí đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Đồng thời, nâng cấp, hiện đại hoá công cụ quản lí thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí nhân sự.

Tăng cường công tác dự báo, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ nhà giáo, CBQLGD. Có chính sách điều tiết số lượng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục.

Mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập trên lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.

- Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ về bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, cũng như các điều kiện đảm bảo việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo và CBQLGD toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp cho đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.

Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy, quản lí với nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở pháp lí để đội ngũ nhà giáo và CBQLGD có quyền và trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. [1]

Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và các cấp quản lí giáo dục cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ nhà giáo và CBQLGD trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD là nhiệm vụ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành. Là một bộ phận của công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, trong đó ngành giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 35 - 38)