Nội dung thử nghiệm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng nhận thức của các giáo viên mầm non khu vực đông anh hà nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non (Trang 45)

Bước đầu tôi mạnh dạn tiến hành chọn 30 giáo viên mầm non dạy ở các lớp nhà trẻ và mẫu giáo.

- Giáo viên lớp thử nghiệm có 15 giáo viên. - Giáo viên lớp đối chứng có 15 giáo viên.

* Nội dung trao đổi về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non.

3.2.1 Phương pháp giáo dục bằng các mẫu hành vi, hành động của người lớn

* Tình huống 1: Trong giờ hoạt động động góc bé Minh ở góc xây

dựng đã giành viên gạch nhựa của bé Nam và đẩy bé Nam ngã xuống đất. Anh(chị) sẽ giải quyết như thế nào?

A. Cô giáo nhẹ nhàng đỡ bé Nam dậy và giải thích cho bé Minh hiểu làm như vậy là không tốt.

B. Cô giáo quát mắng bé Minh và không cho chơi nữa.

Câu hỏi:

+ Ở lớp học anh(chị) có chú ý hành vi, hành động của mình không?

+ Những công việc nhỏ ở lớp anh( chị) hướng dẫn trẻ thực hiện như thế nào?

+Anh(chị) thường hướng dẫn trẻ làm những công việc nhỏ trong gia đình giúp bố mẹ như thế nào?

+Anh(chị) hay kể cho trẻ nghe:

+ Anh(chị) kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe nhằm mục đích gì? + Ở lớp anh(chị) hướng dẫn trẻ đánh răng rửa mặt như thế nào? + Khi trẻ có hành vi sai trái anh(chị) xử lí như thế nào?

+ Anh(chị) làm gì để trẻ có hành vi tốt?

+ Các mẫu hành vi của các giáo viên mầm non ở trường anh(chị) có thống nhất với nhau không?

3.2.2 Phương pháp giáo dục bằng lao động

Tình huống 2: Bé Lan đang phơi khăn giúp cô giáo do không cẩn thận

đã làm rơi khăn xuống đất bị bẩn trong tình huống như vậy anh(chị) sẽ giải quyết như thế nào?

A. Hướng dẫn trẻ để trẻ làm lại B. Không cho trẻ làm nữa

Câu hỏi:

+ Theo anh(chị) nên chọn những công việc như thế nào cho trẻ thực hiện?

+ Khi trẻ thực hiện công việc anh(chị) có thường xuyên động viên, khích lệ trẻ không?

+ Khi trẻ làm sai anh chị sẽ:

+ Khi trẻ làm sai anh(chị) Khuyên bảo trẻ như thế nào? + Thông qua lao động anh(chị) giáo dục trẻ điều gì? 3.2.3 Phương pháp tạo tình huống

Tình huống 3: Bé Đông và bé Đạt muốn biết về luật giao thông đường

bộ ra sao? Vậy là cô giáo gợi ý cho 2 bé chơi trò chơi. Bé Đông giả làm “chú công an giao thông” đứng ở ngã tư, còn bé Đạt giả làm “người lái xe”. Bé Đông đi xe nhanh quá không may đâm vào “chú công an”. Cả 2 cùng ngã ra “đường”. “Chú công an” vùng dậy lao vào đánh “ bác lái xe”, hai bên cãi nhau không ai chịu nhường ai. Lúc này cô giáo giả làm “người đi đường” vào giải thích cho cả 2 cùng bình tĩnh để giải quyết. “Bác lái xe” không cố ý đâu nên “ chú công an” cũng đừng quá nóng nảy. Sau đó hai bên bắt tay giảng hòa và vui vẻ chơi tiếp. Anh(chị) nghĩ thế nào về tình huống trên?

A. Phù hợp

B. Không phù hợp

Câu hỏi:

+ Anh(chị) có thường xuyên sử dụng phương pháp tạo tình huống không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Theo anh(chị) nên sử dụng phương pháp tạo tình huống trong giáo dục mầm non như thế nào?

+ Sau khi tạo tình huống ở trẻ xuất hiện những tính cách tốt anh(chị) sẽ: +Tình huống: Ở lớp bé Nga thường dành đồ chơi, không cho các bạn cùng chơi anh chị sẽ:

3.2.4 Phương pháp tổ chức hoạt động

Tình huống 4: Bé Thảo và bé Duy đi học sớm khi các bạn còn chưa

đến. Hai bé cứ đòi chơi đồ chơi. Anh chị sẽ giải quyết như thế nào? A. Lấy đồ chơi cho trẻ chơi

B. Bắt trẻ ngồi im một chỗ

Câu hỏi:

+Qua phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ anh(chị) nhằm mục đích gì?

+ Anh(chị) thường tổ chức cho trẻ đi công viên dạo chơivào lúc nào? +Anh(chị) thường tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơinhư thế nào? + Khi tổ chức cho trẻ chơi anh(chị) làm như thế nào?

+Anh(chị) tổ chức cho trẻ chơi theo hướng nào?

3.2.5 Việc kết hợp với gia đình về trong việc áp dụng các phương pháp giáo dục trẻ mầm non

Tình huống 5: Khi chuẩn bị đến giờ ăn cô giáo cho cả lớp đi rửa tay

nhưng bé Minh không chịu đi rửa tay. Cô giáo khuyên đi rửa tay thì bé Minh bảo: “ Ở nhà con có phải rửa tay trước khi ăn đâu”. Anh(chị) sẽ giả quyết tình huống trên như thế nào?

A. Thuyết phục trẻ đi rửa tay và nhắc nhở bố mẹ trẻ cần cho trẻ rửa tay trước khi ăn

B. Không quan tâm

Câu hỏi:

+ Anh(chị) có thường xuyên kết hợp với gia đình trong việc giáo dục không?

+ Anh(chị) kết hợp với gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ như thế nào?

+ Theo anh(chị) là thế nào để phương pháp giáo dục trẻ ở trường và ở gia đình thống nhất với nhau?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng nhận thức của các giáo viên mầm non khu vực đông anh hà nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non (Trang 45)