Phân tích tình hình thu nhập của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 39)

Cũng như hoạt động của công ty, doanh nghiệp hay bất cứ một tổ chức kinh tế nào, thu nhập là một phần rất quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Song song với việc tối thiểu chi phí là tăng thu nhập tối đa cho ngân hàng. Mỗi ngân hàng luôn tìm cách để thu nhập của mình đạt cao nhất, từ đó có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình. Thu nhập của ngân hàng cao hay thấp là do sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng có thu hút được nhiều khách hàng hay không, công tác tín dụng có tốt hay không. Thấy được vấn đề này ta đi sâu vào phần phân tích để nắm rõ hơn về tình hình thu nhập của ngân hàng.

29

Bảng 4.1 Tình hình và cơ cấu thu nhập của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ (2011 - 2013)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập từ lãi 542.250 88,51 466.360 97,11 351.746 96,03 (75.890) (14,00) (114.614) (24,58) 2. Thu nhập ngoài lãi 70.375 11,49 13.860 2,89 14.540 3,97 (56.515) (80,31) 680 4,91 - Thu từ hoạt động dịch vụ 7.212 1,18 4.517 0,94 3.650 1,00 (2.695) (37,37) (0.867) (19,19) - Thu từ KD ngoại hối 62.648 10,23 7.124 1,48 8.914 2,43 (55.524) (88,63) 1.790 2,13 - Thu từ hoạt động khác 515 0,08 2.219 0,47 1.976 0,54 1.704 330,87 (0.243) (10,95) Tổng thu nhập 612.625 100 480.220 100 366.286 100 (132.405) (21,61) (113.934) (23,73)

30

Bảng 4.1 cho ta thấy tình hình thu nhập của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ giảm qua ba năm. Năm 2011, tổng thu nhập của ngân hàng là 612.625 triệu đồng, năm 2012 là 480.220 triệu đồng giảm 132.405 triệu đồng, tức giảm 21,61% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối có sự giảm mạnh. Đến năm 2013, tổng thu nhập của ngân hàng là 366.286 triệu đồng, giảm 113.934 triệu đồng, tức giảm 23,73% so với năm 2012. Sự sụt giảm này là do ngân hàng có thu nhập từ lãi thuần giảm. Nguyên nhân là do ngân hàng siết chặt tín dụng bằng các hình thức như tăng điều kiện cho vay. Vì thế doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn, nhiều doanh nghiệp không đủ các yêu cầu để được vay nên không thể vay được dẫn đến nguồn thu nhập từ lãi giảm xuống. Nên đã làm cho tổng thu nhập của ngân hàng giảm liên tục trong ba năm. Thu nhập của ngân hàng được cấu thành bởi 2 khoản mục chính là: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi.

4.1.1.1 Phân tích thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự

Cũng như các NHTM khác thì nguồn thu chủ yếu trong tổng thu nhập là từ hoạt động tín dụng. Eximbank Cần thơ cũng vậy, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao và chiếm trên 85% trong tổng thu nhập nhưng có xu hướng tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2011 thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 88,51%, đến năm 2012 tăng 97,11% và đến năm 2013 giảm xuống 96,03% trong tổng thu nhập. Do tỷ trọng đầu tư vào tín dụng chiếm ưu thế cho nên doanh thu chủ yếu của ngân hàng là doanh thu từ lãi. Bao gồm các khoản thu sau: thu nhập lãi tiền gửi, thu nhập lãi cho vay khách hàng, thu lãi từ đầu tư chứng khoán nợ, thu khác từ hoạt động tín dụng.

Cụ thể, năm 2012 thu nhập từ lãi đạt 466.360 triệu đồng, giảm 75.890 triệu đồng, tương đương giảm 14,00% so với năm 2011 là 542.250 triệu đồng. Đến năm 2013 thu nhập từ lãi là 351.746 triệu đồng, tiếp tục giảm 114.614 triệu đồng, tương đương 24,58% so với năm 2012.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Bước vào năm 2011, đây là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: tình hình chính trị ổn định; kinh tế - xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu. Kinh tế nước ta vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá. Do có nhiều chính sách được Trung ương Đảng, Quốc Hội và Chính phủ ban hành nhằm thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

31

Tuy nhiên, do là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nên nước ta còn nhiều khó khăn như: Lạm phát tăng trở lại, kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do tín dụng thu hẹp, tỷ giá có những thời điểm biến động phức tạp. Là do cân đối vĩ mô không ổn định, thiếu vững chắc tiềm ẩn trong nền kinh tế nước ta từ nhiều năm qua.

Đến năm 2012 và năm 2013 kinh tế thế giới nói chung đang trên đà phục hồi nhưng còn diễn biến khó lường, chưa thoát khỏi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô tuy giữ ổn định nhưng chất lượng tăng trưởng vẫn thấp và chưa có những cải thiện rõ rệt. Lạm phát được kiểm soát nhưng chưa vững chắc, một số yếu tố gây áp lực lạm phát cao vẫn còn tiềm ẩn. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi cao hơn kế hoạch. Nợ xấu còn cao, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn.

Việc thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt chẽ đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nhưng cũng để lại hệ quả là làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãi

suất vay ngân hàng vẫn còn cao, , tỷ lệ

nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận và hấp thụ vốn, chi phí đầu vào lớn, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn, dẫn đến quy mô sản xuất phải thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, lao động mất việc làm tăng, gây sức ép lớn đến ổn định xã hội và đời sống của nhân dân. Suy thoái kinh tế khiến người dân thắt chặt chi tiêu cá nhân, hàng hóa tồn kho tăng dẫn đến nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng sụt giảm. Chính từ những khó khăn nêu trên đã làm giảm số lượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân đi vay, cũng như làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến thu nhập từ lãi trong những năm qua của ngân hàng giảm đáng kể.

4.1.1.2 Phân tích thu nhập ngoài lãi

Bên cạnh hoạt động truyền thống là hoạt động tín dụng. Ngân hàng còn có nhiều hoạt động khác, vì vậy ngân hàng có nhiều khoản thu ngoài lãi như thu từ họat động dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và thu từ hoạt động khác... Nguồn thu này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của ngân hàng nhưng cũng góp phần không nhỏ vào doanh thu của ngân hàng. Trong năm 2011 thu nhập ngoài lãi chiếm 11,49%, năm 2012 chỉ chiếm 2,89% và năm 2013 chiếm 3,97% trong tổng doanh thu của ngân hàng. Điều này cho

32

ta thấy rằng doanh thu ngoài lãi không phải là nguồn thu ổn định và không phải là nguồn thu chủ yếu cho tổng doanh thu của ngân hàng. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tăng giảm không đều qua ba năm. Cụ thể như sau:

Năm 2011 thu nhập ngoài lãi đạt 70.375 triệu đồng, năm 2012 đạt 13.860 triệu đồng, giảm mạnh so với năm 2011 là 56.515 triệu đồng tương ứng 80,31%. Đến năm 2013 nguồn thu này đạt 14.540 triệu đồng, tăng nhẹ so với năm 2012 là 680 triệu đồng tương ứng 4,91%. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng giảm mạnh trong năm 2012 cho thấy cơ cấu thu nhập của ngân hàng có nhiều rủi ro. Sang năm 2013 tuy có tăng, bắt đầu có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, nhưng cũng còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh bị giảm, mà chủ yếu là sự giảm mạnh từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Đi vào phần phân tích từng hoạt động sẽ thấy rõ hơn về sự sụt giảm của nguồn thu nhập ngoài lãi:

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

Khoản thu này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nhưng đây cũng là một phần thu nhập không thể thiếu của ngân hàng. Bao gồm dịch vụ thanh toán, nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ ngân hàng khác...

Năm 2011 khoản thu này đạt 7.212 triệu đồng, năm 2012 khoản thu này chỉ đạt 4.517 triệu đồng, giảm 2.695 triệu đồng, tức giảm 37,37% so với năm 2011. Đến năm 2013 nguồn thu này còn 3.650 triệu đồng, tiếp tục giảm 867 triệu đồng, tương đương giảm 19,19% so với năm 2012. Điều này cho thấy, ngân hàng còn gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa các dịch vụ tiện ích để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, với uy tín trong kinh doanh của ngân hàng thì đây là những dịch vụ có nhiều tiềm năng phát triển mà ngân hàng cần chú trọng phát huy thêm.

Trong những năm qua, ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc triển khai nhiều mô hình mới không những trong hoạt động huy động vốn, tín dụng mà còn trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, ngân hàng điện tử và nhiều hoạt động dịch vụ khác.

Trong đó, hoạt động thanh toán quốc tế là thế mạnh truyền thống của Eximbank Việt Nam trong đó có Eximbank Cần Thơ. Thực hiện các hoạt động có liên quan đến quá trình thanh toán xuất nhập khẩu giữa khách hàng với các đơn vị nước ngoài một cách nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo sức tiêu thụ hàng hóa giảm tại các thị trường, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, chính sách bảo hộ thương mại có xu hướng ngày

33

càng gia tăng cùng với những rào cản kỹ thuật và kinh tế đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát và mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao đã tạo nhiều áp lực cho doanh nghiệp trong việc đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Nên hoạt động xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã góp phần làm cho nguồn thu của ngân hàng từ hoạt động này giảm xuống trong ba năm qua.

Một nguồn thu khác từ hoat động dịch vụ cũng đóng góp vào doanh số của ngân hàng đó chính là nguồn thu từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Trong thời gian qua, Eximbank Cần Thơ nói riêng, cũng như Eximbank Việt Nam nói chung đã triển khai nhiều dự án, sản phẩm, dịch vụ nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng và nấng cao chất lượng thẻ Eximbank, nổi bật như sản phẩm thẻ trả trước quốc tế Visa Prepaid, dịch vụ nạp tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ bằng thẻ nội địa…Đặc biệt, Eximbank là ngân hàng dẫn đầu xu thế triển khai phát hành và thanh toán thẻ quốc tế MasterCard Paypass tại Việt Nam. Bên cạnh đó, còn triển khai nhiều chương trình ưu đãi với nhiều hình thức và nội dung phong phú, đa dạng nhằm mở rộng quy mô và chăm sóc khách hàng được tốt hơn, như năm 2013 Eximbank triển khai chương trình khuyến mãi đặc biệt “Nhớ ơn thầy cô” đã phát hành thẻ TeacherCard Paypass. Cũng trong năm Eximbank và JCBI (JCB International) chính thức ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Eximbank – JCB, với sự kiện này Eximbank sẽ gia nhập thành viên phát hành thẻ quốc tế mang thương hiệu JCB tại Việt Nam. Ngoài những dịch vụ điển hình này, Eximbank còn nhiều dịch vụ khác nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Với sự cố gắng không ngừng nhằm cải tiến, đa dạng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nên đã thu hút được đông đảo khách hàng đến với Eximbank Cần Thơ cũng như Eximbank Việt Nam. Điều này đã góp phần không nhỏ vào thu nhập của ngân hàng.

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Bên cạnh các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ thì nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân hàng. Trong các nguồn thu ngoài lãi thì nguồn thu này chiếm tỷ trong cao hơn so với các nguồn thu khác. Vì đây là ngân hàng xuất nhập khẩu, nên nguồn thu này có ảnh hưởng rất lớn đến doanh số của ngân hàng.

Eximbank Cần Thơ tiếp tục tập trung thế mạnh truyền thống là các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán

34

của khách hàng, áp dụng linh hoạt các sản phẩm kinh doanh ngoại hối và các nghiệp vụ ngân hàng nhằm chủ động trong công tác kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng và củng cố hệ thống khách hàng. Kiểm soát chặt chẽ các rủi ro trong kinh doanh, triển khai thành công phần mềm giao dịch kinh doanh ngoại tệ và trao đổi thông tin nội bộ, trang bị các phần mềm, hệ thống giao dịch hiện đại và kết nối trực tiếp với thị trường ngoại hối thế giới. Xây dựng được đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối chuyên nghiệp, giỏi chuyên môn và nghiệp vụ, không ngừng nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng và mở rộng hơn hệ thống các ngân hàng đối tác trên thị trường quốc tế. Nhờ vậy, trong bối cảnh tình hình thị trường ngoại hối vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối tiếp tục có những diễn biến phức tạp, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trong năm 2011 đã có sự tăng trưởng nhanh và đạt được nhiều kết quả rất khả quan so với những năm trước. Cụ thể trong năm 2011, ngân hàng thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt tới 62.648 triệu đồng.

Sang năm 2012, ngân hàng vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh truyền thống là các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ trong hoạt động thanh toán quốc tế của khách hàng, áp dụng linh hoạt các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối với các sản phẩm nghiệp vụ ngân hàng theo hình thức trọn gói nhằm gia tăng tính cạnh tranh và gia tăng các tiện ích cho khách hàng, tham gia tích cực các hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiếp tục cải tiến hệ thống giao dịch nội bộ, tăng cường công tác quản trị rủi ro. Nhưng cả năm nguồn thu này chỉ đạt 7.124 triệu đồng, giảm đáng kể so với năm 2011 là 55.524 triệu đồng, tức giảm tới 88,63%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm thị trường vàng trong nước và thế giới có nhiều biến động; chủ trương, chính sách của Ngân hàng Nhà nước đối với quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng có những thay đổi lớn và thường xuyên gây nhiều ảnh hưởng lớn đối với một ngân hàng có thế mạnh về kinh doanh ngoại hối. Với sức ép từ phía Ngân hàng Nhà nước trong việc tất toán trạng trái vàng và nhiều lần phải nhượng bộ tất toán cho các ngân hàng thương mại khác. Ngân hàng Nhà nước thúc ép các ngân hàng thương mại phải tất toán xong trạng thái vàng. Gây áp lực tất toán bằng mọi giá tới nhiều ngân hàng, Eximbank Cần Thơ không phải là ngoại lệ. Rủi ro lớn về giá nằm ở đây, để rồi kết chuyển

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)