Đối với nhóm nhiệm vụ

Một phần của tài liệu CÔNG tác xã hội với NHÓM TRẺ EM KHUYẾT tật bị SANG CHẤN tâm lý DO SỐNG XA GIA ĐÌNH (Trang 42 - 43)

6. Bảng kế hoạch hoạt động

7.2.Đối với nhóm nhiệm vụ

* Kết quả đạt được

- Có sự gắn kết với nhau hơn sau chuyến đi, nhìn nhận rõ trách nhiệm của mình ở trong nhóm

- Mỗi một thành viên đều cố gắng trong việc lắng nghe nhóm trẻ khuyết tật và tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, những khó khăn trong cuộc sống khi xa nhà như về việc thích nghi với nơi ở mới, sự khủng hoảng của các em khi phải tuân thủ những quy định mới của trung tâm. Sự bơ vơ, lạc lõng khi các em không biết chia sẻ với ai mà trước đó các em có thể nói với gia đình. Biết về khó khăn của các em khi khó khăn trong việc thích ứng với những trẻ đã đến trước đó.

* Hạn chế

- Khó khăn trong việc liên hệ cơ sở thực tập ở đối tượng ban đầu

- Do sự khó khăn về thời gian nên nhóm vẫn chưa tiến hành được hết tiến trình trị liệu theo kế hoạch

- Công tác họp nhóm có nhiều mâu thuẫn, tranh cãi trong việc xây dựng chương trình hoạt động và thực hiện bản word cũng như tranh luận về các khái niệm, công cụ, kỹ thuật sử dụng trong hoạt động với nhóm đối tượng

- Khó khăn trong việc điều chỉnh lịch riêng của mỗi cá nhân trong nhóm nhiệm vụ

Kết luận

Như vậy, thông qua việc tiến hành CTXH nhóm với mô hình là nhóm trị liệu cho nhóm trẻ bị sang chấn tâm lý tại cơ sở dạy nghề nhân đạo Linh Quang chúng ta đã phần nào thấy được một số nét cơ bản trong tiến trình trợ giúp với nhóm trị liệu với trẻ khuyết tật bị sang chấn tâm lý. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng bản báo cáo cũng đã cho chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc làm việc nhóm, tương tác với nhóm đối tượng và hoàn thiện về kế hoạch và tiến trình làm việc với nhóm đối tượng

Một phần của tài liệu CÔNG tác xã hội với NHÓM TRẺ EM KHUYẾT tật bị SANG CHẤN tâm lý DO SỐNG XA GIA ĐÌNH (Trang 42 - 43)