Xác định nhóm đối tượng là trẻ khuyết tật có vấn đề tâm lí, NVXH lựa chọn hướng can thiệp chủ đạo là tham vấn tâm lí thông qua lồng ghép vào các hoạt động cụ thể khuyến khích các em thể hiện bản thân thay vì đặt ra một khuôn phép nào đó yêu cầu các em thực hiện. Cụ thể:
4.1. Trò chơi
Nhóm đối tượng chủ yếu gặp vấn đề về khuyết tật vận động nên nhà trị liệu lựa chọn trò chơi ít vận động: Vẽ tranh thể hiện ước mơ, viết mong muốn vào mảnh giấy được cung cấp…Qua đây nhà trị liệu sẽ có cái nhìn tổng quan về nhu cầu, mong muốn và vấn đề mà mỗi em gặp phải để có hướng can thiệp phù hợp. Thông qua hoạt động này NVXH kết hợp những bài học về giá trị con người cho các em thêm niềm tin vào cuộc sống của mình và sẵn sang đối mặt với mọi khó khăn mà các em gặp phải.
Nhóm có 10 người. NVXH chia nhóm thành 5 cặp để nói chuyện với nhau, chia sẻ với nhau về những buồn vui trong cuộc sống, những vấn đề gặp phải trong quá khứ và hiện tại để các thành viên có điều kiện lắng nghe nhau, rút ngắn khoảng cách. Đây cũng được coi như hình thức tham vấn cho nhau giữa các thành viên trong nhóm.
4.3. Viết báo tường
Nhóm sẽ được chia làm 2 nhóm nhỏ,được phát dụng cụ và giấy khổ lớn để viết những khó khăn, những vấn đề gặp phải, hướng giải quyết và chia sẻ kinh nghiệm giải quyết vấn đề để những thành viên khác tham khảo. NVXH tham gia với tư cách nguồi hướng dẫn và là người gợi ý cho nhóm viên những giải pháp tối ưu, định hướng để nhóm viên lựa chọn cho mình những giải pháp tối ưu nhất
4.4. Đóng kịch
Mỗi nhóm nhỏ đại diện đóng vai theo yêu cầu của người hướng dẫn. Qua đây nói lên những nhu cầu và mong muốn trong cuộc sống, giải pháp đã hoặc sẽ lựa chọn để giải quyết vấn đề. Sau đó các thành viên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.
* Liệu pháp tâm kịch
Tâm kịch là phương pháp trị liệu tâm lý do Jacob L. Moreno xây dựng vào những năm 1920 trong đó thông qua việc diễn kịch những mâu thuẫn, tâm tư bị dồn nén được bộc lộ và giải tỏa.
Liệu pháp tâm kịch thường được sử dụng theo nhóm, mỗi thành viên trong nhóm cũng là chủ thể trị liệu cho các thành viên khác trong nhóm.
Trong tâm thần học, liệu pháp tâm kịch có thể được sử dụng trong hỗ trợ điều trị rối loạn cảm xúc, ám sợ, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn ăn uống, lạm dụng nghiện chất...
Các thành phần cơ bản của LPTK gồm:
- Nhân vật chính (Protagonist) - người hay những người được chọn để đại diện cho chủ đề của nhóm.
- Nhân vật phụ (Auxiliary egos) - các thành viên trong nhóm đóng vai phụ khác trong vở kịch.
- Khán giả (Audience) - các thành viên trong nhóm chứng kiến vở kịch và đại diện cho thế giới rộng lớn bên ngoài.
- Sân khấu (Stage) - nơi diễn ra vở kịch (phòng trị liệu).
- Đạo diễn (Director) - NTL hướng dẫn những người tham gia qua mỗi giai đoạn của buổi trị liệu.
Các giai đoạn của buổi trị liệu tâm kịch
Một buổi trị liệu tâm kịch thường kéo dài từ 90-120 phút, gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khởi động (Warm-up). Xác định chủ đề của nhóm và lựa chọn nhân vật chính.
- Giai đoạn 2: Diễn (Action). Vấn đề được chuyển vào trong kịch và nhân vật chính khám phá ra những cách thức mới trong việc giải quyết vấn đề.
- Giai đoạn 3: Chia sẻ (Sharing). Các thành viên trong nhóm được mời bộc lộ những suy nghĩ, cảm tưởng của mình về vai diễn của nhân vật chính.
Một số kỹ thuật của liệu pháp tâm kịch
Đóng thế (Doubling). Một thành viên trong nhóm thay thế vai diễn của nhân vật chính, đứng sau nhân vật chính và nói lên những điều nhân vật chính có thể muốn nói hoặc không muốn nói (giấu giếm) - cá nhân có thể nghe được những điều phản ánh cái họ cảm thấy hoặc suy nghĩ.
Đảo vai (Role reversal). Nhân vật chính được yêu cầu đổi vai với người khác (nhân vật phụ) trong buổi trị liệu - cá nhân có thể trải nghiệm các khía cạnh khác nhau của tình huống và chứng kiến được hành vi phản ứng của người khác.
Soi gương (Mirror). Nhân vật phụ diễn hành vi của nhân vật chính, nhân vật chính đóng vai trò làm người quan sát - nhân vật chính bị ức chế, cần có một người khác diễn lại cách ứng xử của nhân vật chính, từ đó gây ra các phản ứng của cá nhân.
Độc thoại (Soliloquy). Nhân vật chính vừa đi đi lại lại và diễn xuất vừa một mình nói lên cảm nghĩ của mình.
Chiếc ghế trống (The empty chair). Nhân vật chính nói với chiếc ghế những điều muốn nói trong lòng, chiếc ghế tượng trưng cho người, sự việc...đang khiến nhân vật chính bị ức chế
4.5. Chuẩn bị môi trường
- Nhóm học viên đã phối hợp cùng trung tâm Linh Quang chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc thành lập nhóm. Phòng họp nhóm và các cơ sở vật chất cho buổi họp nhóm đầu tiên được trung tâm giúp đỡ và tài liệu là bên học viên.
- Tài chính phục vụ cho sinh hoạt nhóm do sự đóng góp của các học viên.