Để một nhóm duy trì và hoạt động tốt, các thành viên trong nhóm đã đề ra những nguyên tắc mà các nhóm viên phải tuân thủ:
3.1. Chấp nhận lẫn nhau
Bởi vì các thành viên trong nhóm đều có chung một loại khuyết tật, có chung vấn đề, giống nhau về hoàn cảnh, cho dù mỗi người đến từ một nơi khác nhau và có sự khác nhau một chút về dạng tật nhưng khi đã là thành viên của nhóm thì
mỗi thành viên phải ý thức được vị trí và vai trò của mình trong nhóm, chấp nhận những quy tắc nhóm đề ra, chấp nhận những người khác là một phần thành viên của nhóm mình và chấp nhận sự khác biệt của nhau. Khi đó, mỗi thành viên sẽ có sự đồng cảm với những thành viên khác để giúp đỡ nhau trong đời sống hang ngày và trong các hoạt động sinh hoạt nhóm. NVXH sẽ là người định hướng và xóa dần khoảng cách giữa các thành viên để được sự hòa hợp cần thiết.
3.2. Lắng nghe
Trong mối quan hệ giữa NVXH và nhóm viên cũng như các thành viên trong nhóm với nhau để đạt được sự thấu cảm, đồng thuận mỗi bên cần học cách lắng nghe nhau một cách tích cực. Trong một nhóm với sự hội tụ nhiều cá nhân với tính cách và hoàn cảnh khác nhau không tránh khỏi việc xảy ra mâu thuẫn,xung đột. NVXH cần tìm hiểu nghiêm vấn đề của mỗi thành viên, mâu thuẫn giữa những thành viên nào đó, lắng nghe tích cực sự chia sẻ của các thành viên trong nhóm để giúp nhóm tháo gỡ khúc mắc, giải quyết triệt để mâu thuẫn không đáng có. Đồng thời giữa các thành viên cùng cần có sự lắng nghe lẫn nhau để có sự cảm thong, hiểu nhau hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống hang ngày và sinh hoạt nhóm.
3.3. Tôn trọng lẫn nhau
Mỗi con người dù đến từ đâu, gặp phải vấn đề gì hay ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều có những giá trị nhất định cần được người khác tôn trọng. Với trẻ khuyết tật gặp phải vấn đề về tâm lí hơn ai hết các em là những người cần có được sự tôn trọng từ những người khác để có được sự tự tin thể hiện bản thân và phát huy giá trị của bản thân. Đó không chỉ là một nguyên tắc mà đó là nhu cầu mà mỗi con người cần có được để làm động lực vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong một nhóm các thành viên cần tôn trọng sự khác biệt của nhau. Một nhà trị liệu nhóm thành công cũng là người biết thể hiện cho đối tượng cảm nhận
được sự tôn trọng mình dành cho họ. Đây là chìa khóa giúp đối tượng có được niềm tin với bản thân và NVXH. Ở đây, sự tôn trọng còn thể hiện ở việc mỗi thành viên tôn trọng tôn chỉ mục đích hoạt động và quy tắc nhóm đề ra.
3.4. Tính trách nhiệm
Mỗi thành viên khi tham gia vào nhóm đồng nghĩa với việc nhận cho mình những trách nhiệm nhất định với hoạt động chung của nhóm.Các thành viên phải có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình trong nhóm, thực hiện đày đủ và nghiêm túc những hoạt động nhóm đề ra. Hơn thế là có trách nhiệm với cuộc sống và bản thân mình. Đó cũng là một trong những mục đích mà nhóm hướng tới.