Tác động của chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến vai trò

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở thái bình hiện nay (Trang 48)

Từ xưa đến nay, Người Việt Nam luôn có truyền thống yêu thương gắn bó với con cháu, con cháu không chỉ là nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước mơ, niềm tin và sự hãnh diện của mỗi gia đình. Vì vậy, sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục trẻ em, coi giáo dục - đào tạo là “Quốc sách hàng đầu” cùng với khoa học - công nghệ. Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác này trong từng thời kỳ hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức của trẻ em. Đặc biệt là từ khi bước sang thế kỷ XXI cộng đồng quốc tế đã cam kết cùng nhau phấn đấu thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu vì trẻ em và kêu gọi toàn thể nhân loại hãy bảo đảm cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. Thực hiện cam kết này, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, trong đó có chính sách về trẻ em, cụ thể là:

- Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em.

- Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010.

- Chỉ thị số 13/2001/CT-TTg ngày 31/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết 10 năm thi hành luật tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

43

- Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.

- Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010.

- Quyết định số 03/2004/QĐ-DSGDTE ngày 1/6/2004 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về việc ban hành hướng dẫn tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004.

- Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Nghị định 71/2011/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, thông qua ngày 22/8/2011.

- Chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2010- 2020. - Quyết định số 1555/ QĐ-TTg của Thủ tướng chỉnh phủ về Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012- 2020, ngày 17 háng 10 năm 2012.

- Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về thực hiện nếp sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình, ngày 20 tháng 11 năm 2012.

- Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013, kế thừa tinh thần các bản Hiến pháp trước đó đã tái khẳng định: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em” (Điều 36); “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”(Điều 37).

44 - Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;...vv

Nhìn chung, các chính sách về trẻ em trong giai đoạn này nhằm mục tiêu bảo đảm cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn, với 5 nguyên tắc cơ bản là: Không phân biệt đối xử với trẻ em; Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện; Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội; Dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em; Trẻ em thuộc diện chính sách xã hội, có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp để được hoà nhập với gia đình, cộng đồng.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi và ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến trẻ em và gia đình phù hợp với thực tiễn đất nước, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân nói chung và trẻ em nói riêng được hưởng thụ và nâng cao đời sống, vui chơi giải trí bổ ích.

Nắm rõ mục tiêu phát triển gia đình Việt Nam trong giai đoạn mới là: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đảng bộ Thái Bình luôn ra sức tuyên truyền đến mọi người dân ý thức chăm lo, giáo dục con cái, sống gương mẫu, lành mạnh theo chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều đó đã tạo nên sự thay đổi rõ rệt về chất trong nhận thức của một bộ phận người dân Thái Bình đối với công tác giáo dục trẻ em- chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường và công nghệ thông tin thì nhiều gia đình ở Thái Bình còn lúng túng trong việc khắc phục nó và chưa phát huy hết ưu điểm của gia đình trong giáo dục trẻ em.

45

1.3.4. Tác động của khoa học công nghệ và cơ chế thị trƣờng tới việc giáo dục trẻ em ở Thái Bình.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở thái bình hiện nay (Trang 48)