Giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở thái bình hiện nay (Trang 27)

Đạo đức là một phạm trù được nghiên cứu từ rất lâu. Nó không xa lạ với cuộc sống con người nhưng cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất. Dưới góc độ chuyên ngành, tôi cho rằng: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc chuẩn mực và thang bậc giá trị được xã hội thừa nhận. Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của mỗi người, phù hợp với lợi ích của xã hội. Nó là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt cá nhân của mỗi con người, đồng thời nói lên thực trạng của xã hội.

Để đánh giá một người có đạo đức hay không, người ta thường căn cứ vào hành vi của người đó. Hành vi đạo đức thường biểu hiện trong hành động đối nhân xử thế, trong nếp sống, trong điệu bộ, cử chỉ, lời ăn, tiếng nói. Đạo đức của mỗi cá nhân chịu sự tác động của dư luận xã hội, sự kiểm tra của những người khác trong

22

xã hội, cũng như sự tự kiểm tra bởi chính mình. Do đó, đạo đức có chức năng giáo dục, chức năng điều chỉnh và chức năng phản ánh.

Với chức năng giáo dục, chuẩn mực đạo đức được tập thể và cộng đồng chấp nhận tác động vào ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, giúp mỗi cá nhân tự giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mực chung của xã hội. Mặt khác, khi nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của người khác, người nhận xét cũng tự điều chỉnh mình và trong cuộc sống, quan niệm và hành vi đạo đức của người này lại có tác động đến quan niệm và hành vi đạo đức của người khác. Do đó nếu ai cũng có ý thức rèn luyện đạo đức tốt sẽ làm cho chuẩn mực đạo đức chung trong xã hội ngày càng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội nên đạo đức phản ánh nên thực trạng của xã hội. Những mâu thuẫn đang tồn tại trong xã hội sẽ được thể hiện trong đạo đức xã hội và một xã hội bị tha hóa về đạo đức cũng sẽ nói lên những mâu thuẫn đang tồn tại trong xã hội chưa được giải quyết.

Nhận thức rõ vai trò của đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đạo đức là gốc của người cách mạng.[38,tr.283]. Người cách mạng không có đạo đức cũng như cây không có gốc, suối không có nguồn. Cây không có gốc thì cây héo, suối không có nguồn thì suối cạn. Đòng thời, Người cũng bổ sung : Đạo đức phải gắn với tài năng, có đạo đức mà không có tài chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, có tài năng mà không có đạo đức sẽ gây hại cho xã hội, cho tập thể.

Thấm nhuần tư tưởng đó của Người, các gia đình Việt Nam nói chung, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình nói riêng bao giờ cũng coi trọng việc dạy đạo đức cho con cái ngay từ khi còn nhỏ, coi đó là cần thiết và thường xuyên, bởi họ sợ rằng “ Bé khôn vin, cả gẫy cành”. Và với truyền thống đạo đức của dân tộc, các bậc cha mẹ thường giáo dục trẻ biết giữ gìn những giá trị đạo đức bền vững, cốt cách dân tộc, đó là lòng yêu nước thương người, nhân nghĩa, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình, cần cù trong lao động, anh dũng trong chiến đấu, tiết kiệm trong chi tiêu. Không những thế, họ còn dạy cho con em mình truyền thống tốt đẹp của gia đình, những nề

23

nếp gia phong thể hiện lòng kính trọng, sự hiếu thảo chăm sóc ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi.

Đối với ông bà, cha mẹ khi tuổi già sức yếu, con cháu phải vui vẻ, niềm nở; thường xuyên giúp đỡ ông bà, cha mẹ mọi mặt trong sinh hoạt; nói năng phải lễ phép, không cáu gắt hay tỏ thái độ khinh mạn khi ông bà hoặc cha mẹ có nhầm lẫn, sai sót; phải kính trọng và hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Trong đó, việc kính trọng cha mẹ phải được đặt lên hàng đầu trong quan niệm về đạo hiếu, vì như Khổng Tử nói: “Ngày nay, thấy ai có thể nuôi dưỡng được cha mẹ, thì nười ta gọi là có hiếu. Nhưng đến như giống chó ngựa thì người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên nếu không có lòng hiếu kính cha mẹ trong khi nuôi dưỡng, thì nuôi cha mẹ và nuôi chó ngựa có gì khác nhau” [58, tr.127]. Nếu biết ông bà, cha mẹ tuổi già trái tính, trái nết thì con cháu phải biết cách góp ý, không chấp nhặt, coi thường, không dùng những lời lẽ phỉ báng hay hạ nhục, phải luôn bình tĩnh để giãi bày sai, đúng, có tình, có lý, không được “giận cá chém thớt”. Đồng thời các thành viên trong gia đình phải dạy trẻ biết vâng lời và biết hoàn thiện công việc một cách vui vẻ khi cha mẹ sai bảo; dù kinh tế gia đình giàu hay nghèo cũng phải chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, không vòi vĩnh, đua đòi hay mặc cảm, sống khép kín, oán trách người thân... Tuy nhiên, để thuyết phục và dạy trẻ hiệu quả thì bản thân ông bà, cha mẹ phải là tấm gương sống mẫu mực cho trẻ soi và học theo ngay từ khi còn nhỏ. Tùy vào đặc điểm tâm sinh lý chung của từng độ tuổi và cá tính riêng của từng trẻ cũng như truyền thống đạo đức của từng gia đình mà cha mẹ có cách thức dạy trẻ khác nhau, có thể thông qua thực tiễn người thật, việc thật hoặc qua những câu chuyện, bài thơ có tính giáo dục, những câu chuyện về tấm gương vượt gian khó trong cuộc đời của chính ông bà, cha mẹ, từ đó tác động đến nhận thức, tình cảm và phát triển nhân cách cho trẻ.

Đối với người thân cùng huyết thống với cha mẹ thì các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ phải dạy trẻ phải biết tôn kính, yêu thương, đồng cảm và chia sẻ với họ; không được thờ ơ hoặc tỏ tái độ khinh thường, ngạo mạn làm cho tình cảm huyết thống ngày càng phai nhạt. Đồng thời phải giải thích cho trẻ hiểu

24

rằng họ là những người có thể thay mặt cha mẹ chăm sóc, dạy bảo các con như tục ngữ có câu: “Mất cha còn chú, mất mẹ bú vú dì”.

Đối với anh chị em ruột của trẻ, cha mẹ phải giáo dục trẻ có ý thức trách nhiệm đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, những đồng thời phải có ý thức tôn trọng và bảo vệ quan hệ tôn ti trật tự trong gia đình thông qua cách ứng xử, xưng hô. Ở vị trí làm anh, làm chị thì phải tỏ ra rộng rãi, nhường nhịn, bao dung theo đạo lý “Làm chị ở cho lành, làm anh ở cho rộng”. Còn làm em thì phải tỏ lòng quý mến, tôn trọng anh chị, nghe theo anh chị những điều hay, lẽ phải. Trong bất cứ trường hợp nào, anh chị em trong nhà cũng không nên nói xấu, dè bỉu lẫn nhau; phải thẳng thắn đấu tranh, góp ý vì tình cốt nhục “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Hơn nữa, để tồn tại và phát triển trong xã hội mỗi người phải giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh. Quan hệ giao tiếp, ứng xử đó có đạt được ý muốn, có thuyết phục được mọi người xung quanh hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào đức tính chân thực của mỗi cá nhân. Người có tính chân thực cũng chính là người luôn luôn tôn trọng nhân cách, phẩm giá của mình, không để cho những người xung quanh coi thường, khinh bỉ, đồng thời là người giữ được chữ tín, lấy chữ tín làm gốc rễ cho các mối quan hệ, cho nên được mọi người tin tưởng. Cho nên, đối với làng xóm láng giềng, với mọi người trong xã hội, gia đình phải có trách nhiệm giáo dục, rèn luyện con cái có lòng nhân ái, tính khiêm tốn, tính chân thực, nói đi đôi với làm,...vv. Đây là quan hệ xã hội phức tạp, nó phong phú hơn nhiều so với quan hệ huyết thống. Vì vậy ngay từ tuổi nhỏ dù đang sống trong phạm vi gia đình là chủ yếu, các bậc cha mẹ cũng cần phải giáo dục, rèn luyện cho trẻ những hành vi đạo đức truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Phải giáo dục lòng nhân ái cho trẻ, bởi con người ta sinh ra ở trên đời, trừ những người bị mất trí, còn thì ai cũng biết cảm nhận sự sung sướng, hạnh phúc, vinh dự hay đau khổ, thấp hèn. Và tất nhiên ai cũng có nguyện vọng được sung sướng, hạnh phúc, không ai muốn đau khổ, đói rách, tủi nhục và thấp hèn. Nếu như có người phải chấp nhận sự rủi ro, bất hạnh nào đó cũng chỉ vì “lực bất tòng tâm”. Vì vậy phải giáo dục lòng nhân ái- giáo dục lòng yêu thương con người, yêu thương đồng loại cho trẻ. Người có lòng

25

nhân ái sẽ là người không có hành vi ích kỉ hại nhân”, sống hòa đồng, được mọi người tin tưởng, quý trọng. Học thuyết “ nhân ái” của Khổng giáo cũng đã dạy một cách tổng quát rằng: Bất luận điều gì mà làm cho mình đau thương, mất mát, thiệt thòi...thì cũng không mong cho người khác gặp phải, còn những gì tốt đẹp mình muốn đạt được thì cũng mong cho người khác đạt được.

Hình ảnh tuổi thơ đầu đời của trẻ có thể là phiên bản của bậc sinh thành. Chúng ta gieo cho trẻ tính ích kỷ, hẹp hòi thì nó sẽ ích kỷ với chính chúng ta. Quy luật “nhân- quả” vốn có từ muôn thuở và hiện hữu trong thực tế cuộc sống của các gia đình. Chính vì vậy mà ông cha ta cũng đã đúc kết cho con cháu rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lòng nhân ái, trong đó có một câu rất ngắn gọn nhưng bao hàm đầy đủ ý nghĩa nhân sinh của lòng nhân ái là “thương người như thể thương thân” và cũng được cụ thể hóa bằng nhiều hành vi đạo đức trong đời sống hành ngày là chia sẻ, giúp đỡ tùy tâm những cảnh đời rủi ro, hoạn nạn; ủng hộ lụt bão, thiên tai; giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, theo tinh thần “Lá lành đùm lá rách”.

Ngoài việc giáo dục lòng nhân ái, các gia đình phải giáo dục trẻ luôn luôn tỏ ra khiêm tốn; biết xin lỗi khi mình lỡ lời hoặc va vấp làm phiền người khác, biết cảm ơn người đã giúp mình dù là việc nhỏ; không được chủ quan, ngạo mạn tự cho mình là hay, là biết hơn người khác, với tinh thần “Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu” và “Cái gì biết thì nói là biết, cái gì không biết thì nói là không biết, thế mới gọi là biết”. Đức tính khiêm tốn không những giúp cho con người ta học hỏi được những điều hay ở nhiều người khác mà còn làm cho người ta có phong cách cư xử chu đáo, cẩn thận, cung kính, không hấp tấp, vội vàng, không tranh ăn, tranh nói, khoe khoang, phô trương năng lực của mình. Chính vì vậy mà họ càng được nhiều người tin tưởng, mến phục.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở thái bình hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)