Giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở thái bình hiện nay (Trang 34)

Cuộc đời của mỗi người ai cũng phải tuân theo quy luật sinh- lão- bệnh - tử, chúng ta chỉ có thể tác động làm cho quá trình đó nhanh lên hay chậm đi mà thôi. Sự tác động đó theo chiều hướng tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào cha mẹ (Khi trẻ còn nhỏ) và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ hiểu biết khoa học của người đó về lối sống, ăn uống, vệ sinh, thể dục thể thao... Vậy khi trẻ còn nhỏ, các gia đình cần phải tác động thế nào để trẻ có được sức khỏe tốt, có lối sống lành mạnh, khoa học, giúp trẻ phát triển thể chất tốt nhất có thể?

Như chúng ta đã biết, để có được sức khỏe tốt và trường thọ là kết quả của một quá trình biết gìn giữ, chăm sóc cơ thể một cách khoa học, hợp lý ngay từ tuổi ấu thơ cho đến khi về già, chứ không phải một vài năm hay những khi ốm đau được bồi bổ mà có. Do đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ cha mẹ phải nhắc nhở và quan tâm đến sự ăn uống của trẻ, giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khỏe, rèn cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân, tắm giặt thường xuyên, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không nên ăn quá no nhất là vào buổi tối, ăn uống phải lịch sự, không xô bồ, tạp nham, nhất là khi trẻ còn nhỏ chưa ý thức tốt việc mình làm và khi trẻ ở cái tuổi “ăn không biết no, chơi không biết chán”. Đồng thời chú ý tạo điều kiện cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bộ não của trẻ hoạt động khỏe mạnh và hiệu quả, bổ sung các loại thức ăn bổ dưỡng như hoa quả tươi, đạm động vật, thực vật... nhất là khi trẻ đang ôn

29

thi kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp. Muốn vậy, cha mẹ phải nắm được hàm lượng dưỡng chất trong thực phẩm và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để chọn thức ăn phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, đảm bảo tỉ lệ hợp lí giữa đạm, mỡ và đường bột..., cần thường xuyên đổi món ăn và chế biến món ăn theo nhiều cách để trẻ ăn ngon miệng và thức ăn được hấp thu tốt hơn.

Tuy nhiên, để trẻ có một thể chất tốt, gia đình không chỉ giáo dục, giải thích và rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh, ăn uống khoa học, hợp lý mà còn phải động viên, khuyến khích trẻ vận động như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp và tham gia các môn thể thao phù hợp với sở thích và nhu cầu của cá nhân trẻ, tích cực cho trẻ tham gia vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, tham quan du lịch...theo điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình. Đồng thời lôi cuốn trẻ vui vẻ tham gia lao động từ dễ đến khó hơn, phù hợp với giới tính và độ tuổi “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” để trẻ được vận động nhiều hơn, rèn luyện sức khỏe tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở thái bình hiện nay (Trang 34)