THUYẾT MINH SƠ ĐỒ

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất hải sản khô (Trang 96)

CHƯƠNG 12 XỬ LÝ NƯỚC THẢ

12.2. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ

Nước thải từ khu vực sản xuất theo đường cống thoát nước đến khu xử lý nước thải. Đầu tiên nước thải đi qua hệ thống song chắn rác để loại bỏ các loại rác, giấy, các chất rắn có kích thước lớn... Để tránh ứ đọng rác gây tổn thất áp lực lớn ảnh hưởng đến lưu lượng chuyển động của nước thải người ta phải cào rác đi.

Sau khi qua song chắn rác, nước thải được chảy vào bể lắng cát. Bể lắng cát dùng để chắn giữ những hạt cặn lớn có trong nước thải mà cái chính là cát. Việc cát lắng lại trong cát bể lắng gây khó nhăn cho công tác lấy cặn. Ngoài ra trong cặn có cát có thể làm cho các ống dẫn bùn của các bể lắng không hoạt động được, máy bơm chóng hỏng.

Tiếp đến nước thải được đưa vào bể lắng đợt 1 để giữ lại các chất không tan hữu cơ. Công đoạn này được gọi là giai đoạn lắng sơ bộ.

Nước thải tiếp tục được đưa vào bể aeroten bậc 1. Tại đây sẽ diễn ra quá trình ôxy hoá chất hữu cơ bởi các loại vi sinh vật hiếu khí. Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải cho chảy qua suốt chiều dài của bể. Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh vật có khả năng ôxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải. Trong bể có hệ thống thổi khí vừa có tác dụng đảo trộn vừa cung cấp ôxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động.

Nước thải với bùn hoạt tính sau khi qua bể aeroten được cho qua bể lắng đợt 2. Ở đây bùn lắng 1 phần đưa trở lại bể aeroten, phần bùn dư đưa trở lại bể nén bùn. Phần nước trong được tiếp tục cho vào bể aeroten bậc 2. Giá trị BOD sau khi ra khỏi bể lắng sẽ giảm so với ban đầu.

Khi vào bể aeroten bậc 2, nước thải tiếp tục được khuấy trộn với bùn hoạt tính, các hợp chất hữu cơ còn lại sẽ bị ôxy hoá tiếp tục. Đồng thời giá trị BOD tiếp tục giảm xuống.

Nước thải và bùn hoạt tính được đưa tiếp vào bể lắng đợt 3. Nước trong được xả vào nguồn nước. Bùn lắng một phần tuần hoàn lại bể aeroten bậc 2, một phần được đưa qua bể mêtan.

Do kết quả của việc sinh sôi nảy nở các vi sinh vật cũng như việc tách các chất bẩn ra khỏi nước thải mà số lượng bùn hoạt tính ngày một gia tăng. Số lượng bùn thừa chẳng những không giúp ích cho việc xử lý nước thải, ngược lại nếu không lấy đi thì còn là một trở ngại lớn. Độ ẩm của bùn hoạt tính khoảng 98 – 99%, trước khi đưa lên bể mêtan cần phải làm giảm thể tích. Thời gian nước lưu trong bể aeroten thường là 4 – 8 giờ.

Cặn tươi từ bể lắng 1 cũng được đưa vào bể mêtan. Tại đây, cặn tươi cùng bùn hoạt tính dư sẽ được lên men yếm khí. Khi đó các chất hữu cơ chứa cacbon sẽ bị phân huỷ thành axit béo, axit cacbonic, ancol, CO2, nước... Các chất hữu cơ chứa nitơ sẽ phân giải thành NH3, CO2, H2O... Sau khi lên men, tính chất của cặn sẽ thay đổi đồng thời thể tích của chúng cũng sẽ giảm xuống. Bùn còn lại sau khi lên men sẽ được làm phân bón cho nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất hải sản khô (Trang 96)