Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cây thảo quả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của cây thảo quả tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 58)

Để giúp cho các hộ dân trồng thảo quả trên địa bàn huyện Mù Cang Chải nói riêng và các địa phƣơng khác trên toàn tỉnh nói chung trong việc phát triển cây thảo quả đem lại hiệu quả cao cho các hộ sản xuất cần phải có sự kết hợp của nhiều giải pháp, từ những phƣơng hƣớng của huyện trong việc trồng cây thảo quả, sau đây là một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của cây thảo quả trong thời gian tới:

4.5.2.1. Giải pháp về quy hoạch, quy mô sản xuất

- Về quy hoạch sản xuất thảo quả: Để phát triển thảo quả thì, xã phải có quy hoạch và xác định rõ vùng trọng điểm trong chiến lƣợc phát triển thảo quả của xã. Từ đó có những chính sách về tổ chức quản lý và sản xuất thảo quả bền vững nhằm tăng năng suất, chất lƣợng và tạo sự cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Về quy mô sản xuất: Tập trung chủ yếu vào các vùng trọng điểm về phát triển thảo quả trên địa bàn xã nhƣ: Trống Tông, Hấu Đề, Trống Páo Sang…nhằm tạo động lực lôi kéo các vùng khác. Tạo điều kiện để các hộ dân tham gia vào chuỗi giá trị thảo quả, khuyến khích các hộ sản xuất hợp tác với nhau trong các khâu sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm.

4.5.2.2. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất thảo quả

Thảo quả là cây dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Mù Cang Chải, là cây có giá trị dƣợc liệu và giá trị kinh tế rất cao và là loại cây trồng có thời gian thu hoạch rất dài (thời gian thu hoạch có thể đạt 20 - 35 năm), phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và tập quán canh tác của ngƣời dân vùng cao trên địa bàn huyện nhƣng việc phát triển thảo quả không đúng kỹ thuật ảnh hƣởng tới năng suất, rừng tự nhiên do ngƣời dân chủ yếu canh tác theo lối truyền thống lâu đời chính vì vậy cần phải hƣớng dẫn các hộ dân trồng thảo quả theo đúng kỹ thuật để đảm bảo năng suất, kéo dài chu kỳ sinh trƣởng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái rừng tự nhiên cụ thể:

- Đối với khâu thu hái hạt giống: CBKN cần hƣớng dẫn chi tiết ngƣời dân chọn giống một cách có chọn lọc, tốt nhất là chọn những cây trội, sinh trƣởng nhanh, năng suất cao, chất lƣợng tốt đã đƣợc kiểm dịch qua nhiều thế hệ.

- Đối với khâu xử lý hạt giống: Trƣớc khi gieo cần ngâm hạt vào trong nƣớc sạch từ 18 - 24h, sau đó vớt ra, chà sát và rửa sạch rồi mới đem gieo.Vƣờn ƣơm tốt nhất nên đặt tại rừng, có độ tàn che từ 0,7 - 0,9% thì tỷ lệ nảy mầm cao. Sau khi cây đã mọc phải là cỏ, phá váng trên mặt luống thƣờng xuyên cho đến khi cây đạt tiêu chuẩn xu ất vƣờn, làm nhƣ vậy hạt có năng lực nảy mầm, cây con sinh trƣởng và phát triển tốt hơn.

- Ngoài tạo giống bằng hạt ngƣời dân có thể tạo giống bằng thân ngầm để rút ngắn thời gian từ khi trồng đến lúc cho quả. Bên cạnh đó, việc tạo giống bằng thân ngầm còn giữ đƣợc những đặc tính di truyền tốt của cây mẹ. Tuy nhiên, CBKN cũng cần hƣớng dẫn ngƣời dân chọn cây mẹ một cách kỹ lƣỡng vì nếu cây mẹ sinh trƣởng, phát triển kém nó sẽ di truyền toàn bộ cho cây con sau này.

- Đối với công tác trồng rừng:

+ Xử lý thực bì: Khi xử lý thực bì, ngƣời dân cần để lại những cây gỗ tái sinh, khi chăm sóc cũng nên chăm sóc những cây này để về sau có lớp cây kế cận tạo điều kiện cho Thảo quả sinh trƣởng và phát triển tốt trong thời gian dài.

+ Kỹ thuật trồng: CBKN cần hƣớng dẫn ngƣời dân trồng theo đúng mật độ, khoảng cách, rẫy quanh hố rộng 80cm, phơi ải đất, lấp hỗ trƣớc 7 - 15 ngày, lấy lớp đất mùn trên m ặt lấp đầy miệng hố. Khi đó ta chỉ cần chọc lỗ rồi đƣa cây con xuống trồng, nhƣ vậy tiến độ nhanh hơn cây sinh trƣởng đều hơn.

- Đối với kỹ thuật chăm sóc và nuôi dƣỡng:

+ Kỹ thuật chăm sóc: Cần kết hợp xới, vun gốc và bón phân NPK theo tỷ lệ 0,1kg/khóm.

+ Kỹ thuật nuôi dƣỡng: Các rừng thảo quả ở tuổi 5- 6 đã có sự cạnh tranh khá lớn về không gian dinh dƣỡng giữa các bụi, các cây trong bụi và giữa thảo quả và tầng cây cao. Vì vậy, cần tiến hành tỉa thƣa một số cây còi cọc, cây già sinh trƣởng kém ở trong bụi để tạo không gian dinh dƣỡng cho các cây còn lại ở trong bụi sinh trƣởng và phát triển.

- Đối với các loại động vật và bệnh hại:

+ Ở một số nơi ở vùng thấp trên địa bàn huyện, quả thảo quả hay bị thối do nhiệt độ cao. Do vậy, khi chăm sóc thảo quả ngƣời dân cần chăm sóc cây che bóng ở tầng trên sinh trƣởng và phát triển tốt làm tăng độ che phủ của rừng, góp phần làm giảm và giữ ổn định nhiệt độ, tăng độ ẩm đất để cho cây thảo quả sinh trƣởng và phát triển tốt hơn.

+ Ở một số nơi ở vùng cao, mùa đông có khí hậu rét lạnh làm cho thảo quả bị héo sinh lý, nếu kéo dài lá cây sẽ bị khô dẫn đến giảm năng suất và chất lƣợng quả khô. Vì vậy, trƣớc mùa đông nên bón phân cho thảo quả để tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của cây. Ngoài ra ngƣời dân có thể dùng biện pháp chăm sóc cây che bóng nhƣ ở trên.

+ Với các loại động vật (Chuột, Dúi,Khỉ …) phá hại hoa, quả và cây non thảo quả thì ngƣời dân cần tăng cƣờng phát dọn cây bụi dây leo trong và ngoài

rừng. Vào mùa, hoa quả nên thƣờng xuyên đi thăm rừng nhằm xua đuổi Dúi, hay dùng bẫy để bắt Chuột.

- Đối với kỹ thuật thu hái và chế biến:

+ CBKN cần kết hợp với cấp ủy chính quyền, nhân dân các xã có trồng thảo quả, xây dựng quy ƣớc, hƣơng ƣớc không thu hái thảo quả non, nhằm thu đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất mà trồng thảo quả đem lại (thu non sẽ làm giảm năng suất).

- Cần phải hƣớng dẫn ngƣời dân quy trình kỹ thuật sản xuất thảo qủa bền vững dƣới tán rừng thông qua: Các tài liệu phát tay, tờ gấp kỹ thuật, băng đĩa và hƣớng dẫn trực tiếp ngƣời dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, thu hái và sấy thảo quả.

- Để phát triển lâu dài và ổn định cho cây thảo quả đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân cần phải trồng Thảo quả theo đúng kỹ thuật, kết hợp với các biện pháp lâm sinh.

4.5.2.3. Giải pháp về tổ chức khuyến nông

Trong nông nghiệp để sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao thì phải áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không phải là một việc dễ dàng đặc biệt đối với huyện Mù Cang Chải khi hầu hết các địa phƣơng sản xuất thảo quả là các xã vùng cao. Vì vậy, để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì cần phải có đội ngũ khuyến nông là chiếc cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới ngƣời dân, đồng thời giảng giải trực tiếp cho ngƣời dân hiểu thấy đƣợc cái lợi của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất do đó công tác khuyến nông cần:

- Phải kết hợp, lồng ghép với hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.

Đặc điểm môi trƣờng hoạt động là nông nghiệp, nông thôn và nông dân, ở đó các tổ chức chính trị, xã hội nhƣ: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân,… Có ảnh hƣởng và giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng nông thôn. Vì vậy, kết hợp chặt chẽ với các tổ chức này sẽ giúp cho công tác khuyến nông phát huy đƣợc hiệu quả. Đặc biệt là hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật rất cần có sự liên kết của ngƣời nông dân chủ chốt trong cộng đồng, để chuyển tải tiến bộ kỹ

thuật đến với ngƣời dân. Từ đó cũng thu thập đƣợc thông tin phản hồi từ phía ngƣời dân, đáp ứng đƣợc nhu cầu thực sự của họ trong sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cƣờng năng lực công tác khuyến nông trên địa bàn toàn huyện, đặc biệt là các xã có diện tích thảo quả lớn để hỗ trợ ngƣời dân trong việc trồng, chăm sóc, thu hái thảo quả. Hiện tại cán bộ khuyến nông trên địa bàn toàn huyện vẫn thiếu cán bộ để chuyển giao TBKT. Đặc biệt một số cán bộ có kiến thức về kỹ thuật, nhƣng còn hạn chế về kỹ năng khuyến nông. Muốn đáp ứng yêu cầu công tác khuyến nông, cán bộ khuyến nông cần phải đào tạo thƣờng xuyên, liên tục và có hiệu quả, đảm bảo cán bộ khuyến nông theo kịp các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

- Gắn trách nhiệm của khuyến nông cơ sở với địa bàn phụ trách tức là gắn trách nhiệm của họ với sự sinh trƣởng và phát triển của khu rừng sau khi trồng để tránh tình trạng, hƣớng dẫn kỹ thuật xong coi nhƣ hết trách nhiệm và chính họ là ngƣời quản lý, ngƣời hƣớng dẫn ngƣời dân trong việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng, thảo quả.

- Cần xử lý nghiêm những cán bộ không hoàn thành trách nhiệm, đồng thời có những phần thƣởng thỏa đáng cho những cán bộ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Bên cạnh đó cũng phải luôn luôn tổ chức bồi dƣỡng cho cán bộ về kỹ thuật, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ, để họ thực sự là những ngƣời gắn bó với dân, chia sẻ với dân những khó khăn trong công tác trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng.

- Thu hút nhiều cán bộ kỹ thuật và nông dân có kinh nghiệm sản xuất thảo quả tham gia vào mạng lƣới khuyến nông, để chuyển giao TBKT tới nông dân.

4.5.2.4. Giải pháp về chế biến và thị trường tiêu thụ thảo quả

Trên địa bàn huyện việc tiêu thụ thảo quả chủ yếu là thị trƣờng tự do, ngƣời dân bán tại nhà hoặc bán tại các điểm thu mua cho các thƣơng lái vì vậy mà giá thảo quả không cao thƣờng bị các thƣơng lái ép giá đặc biệt vào chính vụ thu hoạch, để giải quyết vấn đề này cần:

- Về chế biến: Do tập quán canh tác nên ngƣời dân thƣờng thu hái thảo quả non chính vì vậy làm ảnh hƣởng tới năng suất, chất lƣợng và bị ép giá do đó cần khuyến khích các hộ trồng thảo quả xây dựng quy ƣớc quản lý, sản xuất, thu hoạch thảo quả gắn với phát triển tài nguyên rừng nhằm bảo vệ rừng, giảm thiểu tác động xấu đến chất

lƣợng và tính đa dạng sinh học của rừng do trồng thảo quả dƣới tán rừng gây ra, chống mất trộm và thu hoạch thảo quả non, tiến hành thu hoạch đồng loạt… Đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết của cộng đồng để bảo vệ nƣơng thảo quả góp phần xoá đói giảm nghèo.

+ Hƣớng dẫn ngƣời dân quy trình bảo quản hiệu quả để ngƣời dân bảo quản đƣợc thảo quả dài hơn, tránh mối mọt, ẩm mốc từ đó bán đƣợc giá cao hơn và chủ động thời gian bón không bị ép giá.

- Về thị trƣờng tiêu thụ: Trung tâm và tổ chức khuyến nông… cần phải nắm bắt đƣợc tình hình thị trƣờng thảo quả trong và ngoài nƣớc thƣờng xuyên qua mạng internet, thông qua thƣơng nhân và các nhà chế biến để giúp ngƣời dân:

+ Nắm bắt thông tin và ứng phó với biến động về giá trong ngắn hạn, dài hạn. + Cán bộ khuyến nông cần cung cấp cho khách hàng các thông tin về số lƣợng, chất lƣợng, giá bán, địa điểm… thảo quả trong khu vực của mình. Nhƣ vậy có thể làm hạn chế rủi do cho ngƣời mua tăng nhu cầu và tăng giá bán.

+ Cán bộ khuyến nông giúp nông dân tiếp cận và phân tích thông tin thị trƣờng để ngƣời nông dân tiếp cận với các cơ hội của thị trƣờng, đáp ứng yêu cầu của ngƣời mua và thƣơng lƣợng mức giá.

+ Thƣờng xuyên thông tin giá bán thảo quả tại các thị trƣờng trong khu vực và trên địa bàn huyện thông qua bản tin khuyến nông, loa phát thanh, cán bộ khuyến nông địa phƣơng và trƣởng bản kịp thời tới ngƣời dân.

Ngoài các thị trƣờng hiện tiêu thụ thảo quả truyền thống nhƣ: Trung Quốc, Nhật Bản … thì cần phải tìm thêm các thị trƣờng mới ra các nƣớc khác trên thế giới.

Khuyến khích các công ty, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản đứng ra thu mua bao tiêu sản phẩm thảo quả, tƣ vấn cho nông dân về giá cả thị trƣờng, nhằm tạo ra cơ sở vững chắc cho đầu ra của sản phẩm để ngƣời dân yên tâm sản xuất.

- Về xây dựng thƣơng hiệu cho thảo quả Mù Cang Chải: Đối với các loại nông sản hiện nay đƣợc bán với giá thấp hơn giá trị của nông sản và không đúng với công sức mà ngƣời nông dân bỏ ra. Vì vậy, để nâng cao giá trị cho các loại nông sản có một

thị trƣờng đầu ra ổn định đồng thời đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngƣời nông dân thì việc xây dựng thƣơng hiệu là một vấn đề đáng quan tâm. Muốn vậy cần phải:

+ Tạo thƣơng hiệu để cạnh tranh thảo quả của các khu vực khác thông qua việc không ngừng nâng cao chất lƣợng, quy mô, diện tich, sản xuất bền vững không ảnh hƣởng tới rừng tự nhiên.

+ Tham gia các hội chợ nông sản trong và ngoài nƣớc để triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thảo quả ngoài ra thông qua các phƣơng tiện truyền thông: tivi, đài phát thanh, báo chí…, tờ gấp, áp phích để ngƣời dân tiếp cận thông tin.

4.5.2.5. Giải pháp về môi trường

Trồng thảo quả không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà nó còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ rừng nhƣ: hạn chế xói mòn đất, dòng chảy, điều hòa nguồn nƣớc đảm bảo yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Tuy nhiên, do tập quán canh tác truyền thống vẫn còn tồn tại và trình độ dân trí của ngƣời dân vùng cao còn hạn chế vì lợi ích trƣớc mắt họ có thể mở rộng diện tích trồng thảo quả một cách tự do làm ảnh hƣởng tới việc bảo vệ rừng. Chính vì vậy, muốn phát triển thảo quả cần:

- Có chế tài xử phạt thật nghiêm minh trƣớc nạn chặt phá cây rừng, tỉa thƣa cây rừng trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn để trồng thảo quả.

- Nhằm hạn chế nạn tỉa thƣa cây rừng để trồng thảo quả, thì huyện cần khuyến khích các hộ trồng thí điểm thảo quả dƣới tán rừng tự nhiên thông qua chính sách hỗ trợ một phần tài chính.

- Tạo điều kiện cho các hộ dân mở rộng diện tích thảo quả tại những khu vực có điều kiện (rừng phòng hộ không xung yếu, rừng sản xuất), đồng thời rà soát các hộ trồng thảo quả có hợp đồng quản lý bảo vệ rừng hoặc giao đất, giao rừng để các hộ trồng thảo quả xác định nguồn gốc và có trách nhiệm.

- Theo phỏng vấn hầu hết các hộ gia đình đều có mong muốn mở thêm diện tích trồng thảo quả của mình, nhƣng do rừng có độ che phủ thích hợp cho cây thảo quả sinh trƣởng và phát triển hiện nay đã hết. Theo điều tra tôi thấy diện tích cây bụi thảm tƣơi và cây tái sinh trên địa bàn huyện còn rất nhiều, các hộ gia đình có thể

trồng thêm và nuôi dƣỡng diện tích rừng này, đợi đến khi rừng khép tán có độ che phủ thích hợp thì trồng thảo quả. Nhƣ vậy, về lâu dài ngƣời dân có thể mở thêm diện tích thảo quả theo cách này.

- Tiến hành trồng cây kế cận thay thế các cây tạo tán che đã già cỗi để đảm bảo nƣơng thảo quả sinh trƣởng và phát triển ổn định.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của cây thảo quả tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)