Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của cây thảo quả tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 32)

- Tổng diện tích, năng suất quả Thảo quả tƣơi của hộ.

- Sản lƣợng quả khô thu hoạch đƣợc, doanh thu, lợi nhuận bình quân các nhóm của hộ.

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là 1 năm).

Công thƣ́c tính: GO = ∑PiQi

Trong đó: Qi : là khối lƣợng sản phẩm thứ i Pi : là giá bán sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thƣờng xuyên và dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất nhƣ: giống, phân bón, thuốc phòng trƣ̀ sâu bê ̣nh, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.

Công thƣ́c tính: IC = ∑Ci

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i

+ Tổng chi phí (TC): bao gồm chi phí trung gian và chi phí khấu hao tài sản cố đi ̣nh và các chi phí khác phu ̣c vu ̣ cho hoa ̣t đô ̣ng sản xuất trong mỗi kỳ sản xuất.

+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của ngƣời lao đô ̣ng :

Công thức tính: VA = GO - IC

Những trƣờng hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mƣớn đó. + Lãi ròng (lợi nhuận) (Pr)

Pr = GO - TC

Trong đó: GO: Là tổng giá trị sản xuất TC: Là tổng chi phí sản xuất

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí, hành chính

La Pán Tẩn là một xã vùng cao cách trung tâm huyện 20km về phía đông của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Có biên giới tiếp giáp với các xã nhƣ sau: Phía Bắc giáp với xã Chế Cu Nha và xã Cao Phạ, phía Đông giáp xã Cao Phạ, phía Nam giáp xã Púng Luông, phía Tây giáp xã Zế Xu Phình và Chế Cu Nha. có tọa độ địa lý từ 21º39‟ đến 21º50‟ vĩ độ bắc; từ 103056‟ đến 104º23‟ kinh độ đông.

4.1.1.2. Địa hình và đất đai

Xã La Pán Tẩn có độ cao trung bình là 900m, độ dốc trung bình toàn xã là trên 300, có nơi dốc đến 600.

Diện tích đất tự nhiên có độ cao trên 1.000 m chiếm 84% tổng diện tích tự nhiên, địa hình bị cắt xẻ dữ dội nên công tác khai thác lãnh thổ, phát triển cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn.

Trong khu vực nghiên cứu có nhiều loại đất khác nhau nhƣ đất mùn trên núi cao, đất feralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình đƣợc hình thành trên đá biến chất, đá mácma axit tầng đất trung bình và dày với thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, chiếm diện tích chủ yếu là 2 loại đất sau:

- Đất mùn alit núi cao phân bố từ độ cao trên 1700 m so với mặt nƣớc biển có màu nâu xám phát triển trên đá mẹ granit thuộc nhóm mácma axit, tầng trung bình và dày với thành phần cơ giới là thịt nhẹ và trung bình, đất tơi xốp, hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, hàm lƣợng mùn cao. Loại đất này thích nghi với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây đặc sản và cây dƣợc liệu, trong đó có thảo quả.

- Đất feralit mùn trên núi phân bố từ độ cao 1000m-1700m so với mặt nƣớc biển phát triển trên đá biến chất thuộc nhóm macma axit, màu vàng đỏ tầng đất dày và trung bình, thành phần cơ giới là thịt trung bình, độ pH từ 4- 4.5, hàm lƣợng dinh dƣỡng trung bình và nghèo. Loại đất này phân bố tƣơng đối phổ biến, thƣờng đã trải qua thời kỳ canh tác và trồng rừng tái sinh. Nó thích hợp với nhiều loại thực vật bao gồm các loài cây trồng nông lâm nghiệp, gồm cả cây ăn quả, cây dƣợc liệu v.v...

Tuy nhiên, đối với cây thảo quả, do đất có hàm lƣợng mùn thấp, nghèo dinh dƣỡng nên đất này mức độ thích hợp không cao.

Theo thống kê của phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Mù Cang Chải, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 3300,38 ha[11], trong đó đất nông nghiệp là 342,08 ha chiếm 43,55% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, đất lâm nghiệp là 2889,23 chiếm 54,36%. Đất phi nông nghiệp là 69,07 ha chiếm 2,09%. Nhìn chung điều kiện địa hình và đất đai trong xã thích hợp đối với nhiều loại động thực vật. Đặc biệt điều kiện đất đai thổ nhƣỡng rất thuận lợi cho việc gây trồng và phát triển loài cây Thảo quả trong khu vực.

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã năm 2014 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích 3300,38 100

Đất nông nghiệp 764,08 43,55 Đất phi nông nghiệp 69,07 2,09 Đất lâm nghiệp 2889,23 54,36 (Nguồn : UBND xã La Pán Tẩn, 2014)

nông nghiệp phi nông nghiệp lâm nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất của xã La Pán Tẩn năm 2013

La Pán Tẩn nhìn chung diện tích đất lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn với 54.36%, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên. Do địa hình đồi núi chiếm hầu hất

diện tích tự nhiên của xã và dân cƣ khá thƣa. Đây là điều kiện thuận lợi để ngƣời dân phát triển các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ở địa phƣơng, đặc biệt là cây thảo quả.

4.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn - Khí hậu:

Mang đặc trƣng khí hậu á nhiệt, ở các đỉnh núi cao có khí hậu ôn đới. Độ ẩm thấp nhƣng do rừng phủ khá dày nên nguồn nƣớc ở đây khá dồi dào. Khí hậu vùng La Pán Tẩn đƣợc chia làm hai mùa khá rõ rệt: mùa hè và mùa đông. Tuy nhiên khí hậu thiên mát mẻ ngay cả trong mùa hè về đêm vẫn khá lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 190C, thậm chí có tuyết rơi cục bộ, sƣơng mù là hiện tƣợng phổ biến ở đây trong suốt mùa đông. Mù Cang Chải thƣờng là nơi tan của các cơn bão nên lƣợng mƣa cũng vừa phải, trung bình 1.400mm/năm. Độ ẩm ở đây khá cao, trung bình là 80%, các khu núi cao thƣờng từ 82 – 86%. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1800 giờ, tập trung vào mùa hè. Có thể tham khảo bảng tổng hợp khí hậu sau:

Bảng 4.2: Số liệu khí hậu của huyện Mù Cang Chải

Nhiệt độ TB (0C) Số giờ nắng (h) Lƣợng mƣa TB (mm) Độ ẩm tƣơng đối (%) Cả năm 19,3 1.770 1.442 80 Tháng 1 13,6 17,0 14,0 78 Tháng 2 14,6 15,0 56,1 77 Tháng 3 18,1 188 58,0 74 Tháng 4 21,3 164 85,6 75 Tháng 5 22,3 83,0 227,5 80 Tháng 6 22,6 142 325,0 84 Tháng 7 23,5 158 294,4 86 Tháng 8 23,3 131 231,1 84 Tháng 9 21,3 135 71,1 79 Tháng 10 20,4 118 71,8 78 Tháng 11 15,7 119 2,6 78 Tháng 12 14,7 140 5,0 81

Khí hậu có khác nhau đáng kể ngay trong khu vực nghiên cứu. Trên những đỉnh cao mây che phủ hầu hết các ngày trong năm. Mây cũng có thể lan xuống các sƣờn thấp và thung lũng tạo nên không khí tƣơng đối ẩm ƣớt, càng lên cao, chế độ khí hậu càng lạnh. Nhƣ vậy đặc điểm khí hậu tại khu vực cho thấy khu vực có khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình thấp, lƣợng mƣa, độ ẩm không khí trung bình năm cao và không có tháng hạn và tháng kiệt. Đây là những điều kiện khí hậu phù hợp với đặc điểm sinh thái của thảo quả.

- Thuỷ văn:

Suối lớn nhất trong xã là suối Chờ Chua, bắt nguồn từ khe núi Súa Páo Tê chảy từ Đông sang Tây, ngoài ra còn có các suối nhỏ chảy theo hƣớng Đông Bắc sang Tây Nam nhƣ suối Mó Chù, suối Pú Nhu, suối Vảng Páo, suối Cu Nha,[10]...đều đổ ra suối lớn Nậm Kim chảy xuyên suốt qua huyện Mù Cang Chải tạo nên mạng lƣới thủy văn của xã. Lòng các suối thƣờng sâu, hẹp, nhiều thác ghềnh. Do độ dốc cao nên trong mùa mƣa thƣờng xuất hiện lũ ống và lũ quét, ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Nhìn chung, hệ thống thuỷ văn trong khu vực là rất phức tạp. Tuy nhiên, đây là nguồn tài nguyên đảm bảo cung cấp nƣớc sinh hoạt và sản xuất cho ngƣời dân trong vùng.

4.1.2. Tài nguyên rừng

Toàn xã hiện có 2889,23 ha đất lâm nghiệp, trong đó: rừng tự nhiên và khoanh nuôi tái sinh là 1321,1 ha, rừng phòng hộ 1568,13 ha. Với diện tích rừng là 2889,23 ha, ngoài diện tích trồng cây thảo quả là 135 ha thì rừng tự nhiên trong khu vực còn có nhiều thảm thực vật phong phú và đa dạng.

4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Là một xã nghèo của huyện Mù Cang Chải với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp ( dƣới 11 triệu/ngƣời/năm), mức sống của ngƣời dân còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao.

La Pán Tẩn gồm 7 bản: La Pán Tẩn, Trống Páo Sang, Trống Tông, Tà Chí Lừ, Hấu Đề, Háng Sung, Pú Nhu. Kết quả thống kê cho thấy một số đặc điểm về kinh tế xã hội nhƣ sau:

4.1.3.1. Dân số, dân tộc:

Xã có 709 hộ dân và 4454 nhân khẩu (2014), trong đó 95% là dân tộc Mông, 5% là dân tộc khác. Mật độ cƣ dân là 40 ngƣời/km². Ngƣời dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp.

4.1.3.2. Công tác giáo dục – đào tạo

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lƣợng dạy và học trong nhà trƣờng, không ngừng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên trong nhà trƣờng. Chỉ đạo các ban ngành thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động „‟ Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh‟‟, triển khai phong trào thi đua „‟ Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực‟‟. Kết thúc năm học 2013 – 2014[11] các trƣờng đạt kết quả nhƣ sau ;

+ Trƣờng Mầm non : Tổng số 9 lớp với 256 học sinh đạt 103,2% kế hoạch. + Trƣờng tiểu học : Tổng số 24 lớp với 572 học sinh đạt 98,79% kế hoạch. + Trƣờng THCS : Tổng số 8 lớp với 311 học sinh đạt 99% kế hoạch.

4.1.3.3. Công tác y tế kế hoạch hóa gia đình

Công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đƣợc chú trọng đáp ứng yêu cầu của nhân dân.Thực hiện tốt các chƣơng trình quốc gia về y tế, chỉ đạo các cán bộ trạm y tế xã tiêm chủng phòng sởi – Rubella và tiêm vét sau chiến dịch cho các trẻ em từ 1 đên 14 tuổi trên địa bàn xã đạt 99%. Trong năm 2014, trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra, các chƣơng trình y tế quốc gia đƣợc triển khai theo đúng kế hoạch.Tổ chức khám cho 3.639 lƣợt bệnh nhân. Trong đó: điều trị nội trú 52 lƣợt, điều trị ngoại trú 76 lƣợt bệnh nhân.

- Đạt vòng tránh thai: 81 ca, tăng 28 ca so với năm 2013. Đạt 90% so với kế hoạch.

- Sử dụng bao cao su: 76 lƣợt ngƣời, tăng 65 lƣợt so với năm 2013. Đạt 152% so với kế hoạch.

- Uống thuốc tránh thai: 72 lƣợt ngƣời, tăng 36 lƣợt ngƣời. Đạt 160% so với kế hoạch.

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trong các cặp vợ chồng sinh con trong năm 2014 là: 17/122 cháu, chiếm 13,93%. Địa phƣơng đã tiến hành khiểm trách và nhắc nhở.

Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng 20,0%, giảm 0,3% so với kế hoạch. Thực hiện tốt chƣơng trình tiêm chủng mở rộng. Tiêm chủng cho trẻ em dƣới 1 tuổi đủ 7 loại vacxin là 100 trẻ. Tỷ lệ sốt rét/dân số 0%. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án xây dựng xã đạt “Tiêu chí quốc gia về y tế” giai đoạn 2012 – 2015, đề nghị tỉnh, các phòng ban chuyên môn của huyện thẩm định công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế năm 2014. Tiếp tục duy trì chuẩn quốc gia về y tế xã các năm tiếp theo.

4.1.3.4. Công tác văn hóa, thể thao và giảm nghèo

Văn hóa, thể thao:

- Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trƣơng của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đến với ngƣời dân. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nƣớc và địa phƣơng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng kế hoạch ký cam kết triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở khu dân cƣ” giai đoạn 2013 – 2015. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa 53,72% (368/685 hộ), tỷ lệ làng bản đạt tiêu chuẩn bản văn hóa 28,57% (2/7 bản).

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án “ Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2013 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020”. Phối hợp với phòng ban chuyên môn của huyện tổ chức tốt Tuần văn hóa và du lịch Danh thắng ruộng bậc thang trên địa bàn xã.

Công tác giảm nghèo:

- Tổng số hộ gia đình qua thống kê rà soát năm 2014[10] là 666 hộ (Trong đó: Hộ nghèo là 538 hộ với 3396 khẩu, hộ cận nghèo 57 hộ với 444 khẩu).

- Số hộ giảm nghèo qua rà soát 2014: 71 hộ với 500 khẩu, đạt 11% kế hoạch huyện.

4.1.3.5. Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông : Hệ thống giao thông trong xã đảm bảo nhu cầu đi lại. Xã tiếp giáp với đƣờng quốc lộ 32 chạy qua, các tuyến đƣờng liên thôn căn bản đƣợc bê tông hóa. Tuy nhiên do đồi núi cách trở và dốc cao nên khi mùa mƣa lũ đến một số đoạn đƣờng bị sạt lở, hƣ hỏng gây khó khăn, cản trở đi lại giữa các bản với nhau. Ngoài ra, đƣờng nội đồng chủ yếu là đƣờng đất và đƣờng mòn gây ra nhiều khó khăn trong vận chuyển sản xuất và đi lại.

- Thủy nông: Trong 5 năm trở lại đây xã đã đƣợc hỗ trợ xây dựng một số kênh mƣơng thủy lợi để phục vụ sản xuất. Cụ thể là kênh mƣơng Háng Đề Chua đi bản Pú Nhu và Háng Sung, kênh Đề Mó Chu đi bản Trống Tông và kênh Đề Chờ Chua đi bản La Pán Tẩn. hàng năm lãnh đạo địa phƣơng luôn chỉ đạo nhân dân tu sửa và bảo dƣỡng các công trình thủy lợi đảm bảo dẫn nƣớc tƣới cho nhân dân sản xuất vụ đông xuân và vụ mùa. Hệ thống kênh mƣơng của xã ngày càng đƣợc kiên cố và bê tông hóa.

- Điện: Hệ thống điện lƣới vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng điện của nhân dân. Hiện tại điện quốc gia mới đến đƣợc khoảng hơn 70% hộ gia đình trong xã, vẫn còn nhiều hộ ở các bản vùng sâu vùng xa chƣa có điện.

4.1.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp

4.1.4.1. Trồng trọt

Bảng 4.3. Diện tích, sản lƣợng, năng suất các loại cây trồng chính của xã 2014

Tên chỉ tiêu Diện tích

(ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 1. Cây lương thực 514,70 - Lúa 284,00 43,00 980,00 - Ngô 230,70 15,00 807,45

2. Cây công nghiệp 114,00

- Chè 107,50

- Cây ăn quả (táo, mận, đào) 6,80 20,55 300,00

3. Cây dược liệu 136,10

- Thảo quả 135,00 2,50 0,90

- Gừng 1,10 15,00 179,00

Mặc dù thảo quả là cây chiếm diện tích trồng tƣơng đối ít so với các cây trồng khác nhƣng đây lại là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần rất lớn vào việc xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn của huyện Mù Cang Chải nói chung và xã La Pán Tẩn nói riêng. Tạo ra đƣợc nhiều việc làm trong lúc nông nhàn. Đặt biệt từ việc có khoảng thu nhập bằng tiền mặt hàng năm ổn định, ngƣời dân có tiền đầu tƣ cho nông nghiệp nhƣ: mua giống mới, thuốc BVTV, cơ sở vật chất, đầu tƣ cho con em đi học, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học,...

4.1.4.2. Chăn nuôi

Năm 2014 đàn gia súc, gia cầm phát triển tƣơng đối thuận lợi cùng sự đầu tƣ hỗ trợ của Dự án giảm nghèo giai đoạn II. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của thời tiết khí hậu và một số dịch trong cuối năm đã làm cho gia súc gia cầm của một số hộ bị thiệt hại.

Bảng 4.4: Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã La Pán Tẩn 2012 – 2014 STT Tổng đàn gia súc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của cây thảo quả tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 32)