Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của cây thảo quả tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 33)

4.1.1.1. Vị trí địa lí, hành chính

La Pán Tẩn là một xã vùng cao cách trung tâm huyện 20km về phía đông của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Có biên giới tiếp giáp với các xã nhƣ sau: Phía Bắc giáp với xã Chế Cu Nha và xã Cao Phạ, phía Đông giáp xã Cao Phạ, phía Nam giáp xã Púng Luông, phía Tây giáp xã Zế Xu Phình và Chế Cu Nha. có tọa độ địa lý từ 21º39‟ đến 21º50‟ vĩ độ bắc; từ 103056‟ đến 104º23‟ kinh độ đông.

4.1.1.2. Địa hình và đất đai

Xã La Pán Tẩn có độ cao trung bình là 900m, độ dốc trung bình toàn xã là trên 300, có nơi dốc đến 600.

Diện tích đất tự nhiên có độ cao trên 1.000 m chiếm 84% tổng diện tích tự nhiên, địa hình bị cắt xẻ dữ dội nên công tác khai thác lãnh thổ, phát triển cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn.

Trong khu vực nghiên cứu có nhiều loại đất khác nhau nhƣ đất mùn trên núi cao, đất feralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình đƣợc hình thành trên đá biến chất, đá mácma axit tầng đất trung bình và dày với thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, chiếm diện tích chủ yếu là 2 loại đất sau:

- Đất mùn alit núi cao phân bố từ độ cao trên 1700 m so với mặt nƣớc biển có màu nâu xám phát triển trên đá mẹ granit thuộc nhóm mácma axit, tầng trung bình và dày với thành phần cơ giới là thịt nhẹ và trung bình, đất tơi xốp, hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, hàm lƣợng mùn cao. Loại đất này thích nghi với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây đặc sản và cây dƣợc liệu, trong đó có thảo quả.

- Đất feralit mùn trên núi phân bố từ độ cao 1000m-1700m so với mặt nƣớc biển phát triển trên đá biến chất thuộc nhóm macma axit, màu vàng đỏ tầng đất dày và trung bình, thành phần cơ giới là thịt trung bình, độ pH từ 4- 4.5, hàm lƣợng dinh dƣỡng trung bình và nghèo. Loại đất này phân bố tƣơng đối phổ biến, thƣờng đã trải qua thời kỳ canh tác và trồng rừng tái sinh. Nó thích hợp với nhiều loại thực vật bao gồm các loài cây trồng nông lâm nghiệp, gồm cả cây ăn quả, cây dƣợc liệu v.v...

Tuy nhiên, đối với cây thảo quả, do đất có hàm lƣợng mùn thấp, nghèo dinh dƣỡng nên đất này mức độ thích hợp không cao.

Theo thống kê của phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Mù Cang Chải, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 3300,38 ha[11], trong đó đất nông nghiệp là 342,08 ha chiếm 43,55% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, đất lâm nghiệp là 2889,23 chiếm 54,36%. Đất phi nông nghiệp là 69,07 ha chiếm 2,09%. Nhìn chung điều kiện địa hình và đất đai trong xã thích hợp đối với nhiều loại động thực vật. Đặc biệt điều kiện đất đai thổ nhƣỡng rất thuận lợi cho việc gây trồng và phát triển loài cây Thảo quả trong khu vực.

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã năm 2014 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích 3300,38 100

Đất nông nghiệp 764,08 43,55 Đất phi nông nghiệp 69,07 2,09 Đất lâm nghiệp 2889,23 54,36 (Nguồn : UBND xã La Pán Tẩn, 2014)

nông nghiệp phi nông nghiệp lâm nghiệp

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất của xã La Pán Tẩn năm 2013

La Pán Tẩn nhìn chung diện tích đất lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn với 54.36%, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên. Do địa hình đồi núi chiếm hầu hất

diện tích tự nhiên của xã và dân cƣ khá thƣa. Đây là điều kiện thuận lợi để ngƣời dân phát triển các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ở địa phƣơng, đặc biệt là cây thảo quả.

4.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn - Khí hậu:

Mang đặc trƣng khí hậu á nhiệt, ở các đỉnh núi cao có khí hậu ôn đới. Độ ẩm thấp nhƣng do rừng phủ khá dày nên nguồn nƣớc ở đây khá dồi dào. Khí hậu vùng La Pán Tẩn đƣợc chia làm hai mùa khá rõ rệt: mùa hè và mùa đông. Tuy nhiên khí hậu thiên mát mẻ ngay cả trong mùa hè về đêm vẫn khá lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 190C, thậm chí có tuyết rơi cục bộ, sƣơng mù là hiện tƣợng phổ biến ở đây trong suốt mùa đông. Mù Cang Chải thƣờng là nơi tan của các cơn bão nên lƣợng mƣa cũng vừa phải, trung bình 1.400mm/năm. Độ ẩm ở đây khá cao, trung bình là 80%, các khu núi cao thƣờng từ 82 – 86%. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1800 giờ, tập trung vào mùa hè. Có thể tham khảo bảng tổng hợp khí hậu sau:

Bảng 4.2: Số liệu khí hậu của huyện Mù Cang Chải

Nhiệt độ TB (0C) Số giờ nắng (h) Lƣợng mƣa TB (mm) Độ ẩm tƣơng đối (%) Cả năm 19,3 1.770 1.442 80 Tháng 1 13,6 17,0 14,0 78 Tháng 2 14,6 15,0 56,1 77 Tháng 3 18,1 188 58,0 74 Tháng 4 21,3 164 85,6 75 Tháng 5 22,3 83,0 227,5 80 Tháng 6 22,6 142 325,0 84 Tháng 7 23,5 158 294,4 86 Tháng 8 23,3 131 231,1 84 Tháng 9 21,3 135 71,1 79 Tháng 10 20,4 118 71,8 78 Tháng 11 15,7 119 2,6 78 Tháng 12 14,7 140 5,0 81

Khí hậu có khác nhau đáng kể ngay trong khu vực nghiên cứu. Trên những đỉnh cao mây che phủ hầu hết các ngày trong năm. Mây cũng có thể lan xuống các sƣờn thấp và thung lũng tạo nên không khí tƣơng đối ẩm ƣớt, càng lên cao, chế độ khí hậu càng lạnh. Nhƣ vậy đặc điểm khí hậu tại khu vực cho thấy khu vực có khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình thấp, lƣợng mƣa, độ ẩm không khí trung bình năm cao và không có tháng hạn và tháng kiệt. Đây là những điều kiện khí hậu phù hợp với đặc điểm sinh thái của thảo quả.

- Thuỷ văn:

Suối lớn nhất trong xã là suối Chờ Chua, bắt nguồn từ khe núi Súa Páo Tê chảy từ Đông sang Tây, ngoài ra còn có các suối nhỏ chảy theo hƣớng Đông Bắc sang Tây Nam nhƣ suối Mó Chù, suối Pú Nhu, suối Vảng Páo, suối Cu Nha,[10]...đều đổ ra suối lớn Nậm Kim chảy xuyên suốt qua huyện Mù Cang Chải tạo nên mạng lƣới thủy văn của xã. Lòng các suối thƣờng sâu, hẹp, nhiều thác ghềnh. Do độ dốc cao nên trong mùa mƣa thƣờng xuất hiện lũ ống và lũ quét, ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Nhìn chung, hệ thống thuỷ văn trong khu vực là rất phức tạp. Tuy nhiên, đây là nguồn tài nguyên đảm bảo cung cấp nƣớc sinh hoạt và sản xuất cho ngƣời dân trong vùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của cây thảo quả tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)