Kinh nghiệm của Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nông dân sau thu hồi đất do quá trình do thị hóa và phát triển khu công nghiệp hoàng mai ở huyện quỳnh lưu luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 36)

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và cũng là tỉnh có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, về đất đai, khí hậu, con người và các tiềm năng phát triển khác. Để khai thác có hiệu quả các lợi thế về nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong bối cảnh mới…

Bắc Ninh đã thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các hộ gia đình có đất đai bị thu hồi, chuyển mục đích sử dụng như sau: [10]

* Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: 14.700đ/m2 (là sự cụ thể hoá của tỉnh khi thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP).

- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: 5.300đ/m2.

Cách thức hỗ trợ trên được thể hiện trong Quyết định số 226/2004/QĐ- UBND ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng thời ưu tiên sử dụng lao động địa phương những nơi có đất bị thu hồi vào làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN.

Bảng 1.4. Thống kê số lao động làm việc trong KCN tỉnh Bắc Ninh.

TT Khu công nghiệp Lao động khác Lao động có nghề Lao động phổ thông Tổng số 1 KCN Tiên Sơn 162 2.752 2.599 5.513 2 KCN Quế Võ 655 176 831 3 KCN Đại Đồng 70 380 450 Tổng cộng 162 3.477 3.155 6.794

- Hỗ trợ về đào tạo.

Tại điều 14, Quyết định 60/QĐ-UB ngày 26/6/2001 của UBND tỉnh thì ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho lao động người lao động của địa phương được tuyển dụng vào doanh nghiệp, mức tối đa không quá 1 triệu đồng cho 1 lao động [10].

Mặt khác lao động được tuyển dụng vào làm việc tại các KCN, các doanh nghiệp đã tự bỏ kinh phí đào tạo nghề cho công nhân của họ mà không thu bất kỳ khoản phí nào. Như vậy, người lao động nếu làm việc tại các doanh nghiệp KCN thì vừa được hưởng khoản hỗ trợ trực tiếp tại Quyết định số 226/2004/QĐ-UBND ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh, vừa được hưởng ưu đãi gián tiếp tại quyết định 60/QĐ-UB ngày 26/6/2001 của UBND tỉnh và vừa được doanh nghiệp đào tạo không thu phí. Đối với một số người nông dân do chỉ quen với nghề thuần nông là trồng lúa, hoa màu trên diện tích đất canh tác đã được giao. Với nghề nông như vậy, đa số người nông dân không có tay nghề, không có kinh nghiệm nhiều trong việc tiếp cận các khoa học kỹ thuật mới…khi họ bị mất phần diện tích đất nông nghiệp được giao đã biết dùng tiền đền bù, hỗ trợ để tự đào tạo nghề cho mình và con em mình như: học cách chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản, làm kinh tế VAC, mở cửa hàng kinh doanh buôn bán, làm dịch vụ…thì đều được chính quyền tạo điều kiện về mặt bằng, theo học các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật theo các chương trình hoặc dự án do ngân hàng Nhà nước chi trả.

- Hỗ trợ tuyển dụng:

Người lao động ở những địa phương có đất làm KCN, đô thị đều được ưu tiên tiếp nhận hồ sơ để giới thiệu cho các doanh nghiệp miễn phí. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là các trung tâm dịch vụ KCN, các phòng lao động hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các KCN tỉnh…

Như vậy chính quyền Bắc Ninh thực hiện tương đối tôt chính sách hỗ trợ cho nông dân để người nông dân tự lựa chọn lập nghiệp mới. Tuy nhiên người lao động cần là: Đào tạo ở đâu? Học nghề gì? Để vào được KCN hoặc làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức khác là điều cần được các cấp chính quyền ở Bắc Ninh quan tâm [10].

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nông dân sau thu hồi đất do quá trình do thị hóa và phát triển khu công nghiệp hoàng mai ở huyện quỳnh lưu luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w