Kinh nghiệm của Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nông dân sau thu hồi đất do quá trình do thị hóa và phát triển khu công nghiệp hoàng mai ở huyện quỳnh lưu luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 31)

Hà nội là địa phương có quá trình ĐTH và phát triển công nghiệp mạnh trong nước. Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã có tác động rất lớn đến đời sống, tập quán sinh hoạt của cộng đồng dân cư khu vực có đất bị thu hồi. Uớc tính, số lượng lao động nông nghiệp bị mất việc làm, thiếu việc làm và phải chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác trong giai đoạn 2000 – 2004 là 80.000 người, bình quân cứ một hộ gia đình thì có 2 lao động bị mất việc làm hoặc thiếu việc làm. Để giúp lao động các vùng bị mất đất chuyển đổi ngành nghề, sở lao động thương binh và xã hội đã chủ động phối hợp với các sở ngành có liên quan đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề và thực hiện từ năm 1997 [9].

Trong chính sách hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất, ngoài việc áp dụng Nghị định 197/2004/NĐ-CP thì Hà Nội còn có các chính sách, cơ chế khác áp dụng nếu bị thu hồi 30 – 50% diện tích đất thì hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho 1 lao động, nếu bị thu hồi từ 50 -70% diện tích đất thì hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là 2 lao động, nếu bị thu hồi đất trên 70% diện tích đất thì hỗ trợ toàn bộ lao động trong hộ gia đình đó. Mức hỗ trợ cho mỗi lao động là 3.800.000 đồng.

Trong quá trình thực hiện đền bù GPMB, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quy định các biện pháp hỗ trợ đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng. Đó là: Quyết định số 38/2003/QĐ-UB ngày 28/02/2003 về hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các đối tượng thực hiện chính sách theo Quyết định 118/QĐ-TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ khi giao đất tái định cư với mức hỗ trợ từ 25-60 triệu đồng/đối tượng; Quyết định số 99/2003/QĐ-UB ngày 21/8/2003 về chính sách đền bù GPMB và hỗ trợ cho người dân vùng chuyển đổi kinh phí đào tạo chuyển nghề 25.000đồng/m2 đất thu hồi; quyết định số 57/2004/QĐ-UB ngày 19/4/2004 về hỗ trợ đặc biệt cho người dân sản xuất nông nghiệp từ 15.000- 35.000đồng/m2 đất nông nghiệp [9].

Bên cạnh việc thực hiện chính sách theo các văn bản đã ban hành, thành phố còn tổ chức phổ biến kiến thức kinh doanh, phương thức làm ăn mới, mở các lớp đào tạo chủ doanh nghiệp cho người lao động. Thực hiện dần dần cấp thẻ ưu đãi học nghề cho người lao động.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nông dân sau thu hồi đất do quá trình do thị hóa và phát triển khu công nghiệp hoàng mai ở huyện quỳnh lưu luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 31)