Triệu chứng cơ năng thường gặp

Một phần của tài liệu Nhận xét thái độ xử trí bệnh nhân LNMTC tại buồng trứng ở BVPSHN từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 36)

Một bệnh nhân có thể có nhiều triệu chứng cơ năng biểu hiện bệnh. Theo nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.6 có năm triệu chứng cơ năng thường gặp. Chiếm tỷ lệ cao nhất 46,3% là thống kinh (được xem như là cơn đau vào ngày hành kinh một cách dữ dội so với khả năng có thể chịu đựng được, nặng dần lên và ngày càng rõ ). Sau đó là đau vùng chậu mạn tính 41,8%; rối loạn kinh nguyệt 20,9%; vô sinh 16,4%. Tỷ lệ thấp nhất là triệu chứng tự sờ thấy u chiếm 4,5%. Tỷ lệ gặp các triệu chứng ở các tác giả khác:

Bảng 4.2: Tỷ lệ gặp các triệu chứng theo các tác giả khác.

Tác giả Thống kinh Đau vùng

chậu Vô sinh Benaglia (2009) 64% 34% 51% Busacca (1998) 82,71% 59,26% 64,2% Coccia (2011) 66,9% 42,7% 47,7% Nguyễn Trần Thảo Nguyên (2011) 87,5%

Thống kinh cũng là triệu chứng hay gặp nhất được báo cáo với tỷ lệ từ 64-87,5%. Tuy nhiên tỷ lệ triệu chứng thống kinh của chúng tôi thấp hơn các tác giả có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể liên quan đến vấn đề dịch tễ, giai đoạn bệnh hay cả việc khai thác bệnh sử của bác sĩ làm bệnh án. Việc bệnh nhân tự sờ thấy khối u ở vùng chậu chỉ gặp trong 4,5% vì chỉ với khối u rất to mới khiến bệnh nhân để ý đến nó.

Vô sinh là tình trạng không có thai sau một năm chung sống vợ chồng mà không áp dụng một biện pháp tránh thai nào. Trong đó chia ra vô sinh nguyên phát (vô sinh I) là chưa hề có thai lần nào sau một năm xây dựng gia đình; vô sinh thứ phát (vô sinh II) là chưa có thai lại sau lần có thai trước một

năm . Tỷ lệ vô sinh của chúng tôi là 16,4% thấp hơn của các tác giả khác, chiếm tỷ lệ từ 51-64,2%. Nguyên nhân có thể do bệnh nhân vô sinh thường đi khám tại các phòng khám vô sinh hay các trung tâm hỗ trợ sinh sản hơn là đi khám sản phụ khoa đơn thuần nên số lượng bệnh nhân có vô sinh mà chúng tôi thu thập được còn hạn chế. Theo biểu đồ 3.3, trong nhóm vô sinh thì tỷ lệ vô sinh nguyên phát nhiều hơn chiếm 81,82% so với tỷ lệ vô sinh thứ phát là 18,18%. Điều này cho thấy bệnh lý LNMTC khởi phát từ lúc trẻ trước khi bệnh nhân lập gia đình hay mong muốn có con.

Một phần của tài liệu Nhận xét thái độ xử trí bệnh nhân LNMTC tại buồng trứng ở BVPSHN từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 36)