Bảng 3.27: Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị nội khoa sau phẫu thuật.
Nội khoa sau mổ Có Không Tổng
Số lượng 10 50 60
Tỷ lệ 16,7% 83,3% 100%
Nhận xét:
_ Có 16,7% bệnh nhân được điều trị nội khoa sau phẫu thuật.
_ Điều trị nội khoa bằng GnRHa (Zoladex 3,6mg, tiêm dưới da 4 tuần 1 lần trong 3 chu kì).
Bảng 3.28: Liên quan giữa điều trị GnRHa sau phẫu thuật và mức độ dính của tiểu khung.
GnRHa Dính ít Dính nhiều Tổng p N % N % N % Có GnRHa 5 10,9% 5 35,7% 10 16,7% <0,05 Không GnRHa 41 89,1% 9 64,3% 50 83,3% Tổng 46 100% 14 100% 60 100% Nhận xét:
_ Tỷ lệ bệnh nhân điều trị GnRHa sau phẫu thuật trong nhóm dính ít (10,9%) ít hơn trong nhóm dính nhiều (35,7%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
_ Tỷ lệ bệnh nhân không điều trị GnRHa sau phẫu thuật trong nhóm dính ít (89,1%) nhiều hơn trong nhóm dính nhiều (64,3%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.29: Liên quan giữa điều trị GnRHa sau phẫu thuật với tổn thương LNMTC vị trí khác ngoài buồng trứng kèm theo.
LNMTC khác LNMTC khác N % N % N % Có GnRHa 5 50% 5 10% 10 16,7% <0,05 Không GnRHa 5 50% 45 90% 45 83,3% Tổng 10 100% 50 100% 60 100% Nhận xét:
_ Tỷ lệ bệnh nhân điều trị GnRHa sau phẫu thuật trong nhóm có LNMTC khác ngoài buồng trứng (50%) nhiều hơn trong nhóm không có tổn thương này (10%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
_ Tỷ lệ bệnh nhân không điều trị GnRHa sau phẫu thuật trong nhóm có LNMTC vị trí khác ngoài buồng trứng (50%) ít hơn nhóm không có tổn thương này (90%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Tỷ lệ LNMTC tại buồng trứng
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 67 bệnh nhân được chẩn đoán LNMTC tại buồng trứng bằng kết quả giải phẫu bệnh khối u buồng trứng sau phẫu thuật, hoặc bằng tiền sử mắc bệnh, lâm sàng và kết quả siêu âm tiểu khung với những bệnh nhân không được nội soi chẩn đoán. Theo bảng 3.1, chúng tôi nhận thấy trong tổng số 101 trường hợp phát hiện có LNMTC thì tỷ lệ gặp u LNMTC tại buồng trứng là cao nhất, chiếm 66,3%; ở vị trí khác là 33,7% (cơ thành bụng 13,9%; tầng sinh môn 10,9%; cơ tử cung 6,9%; vòi tử cung 2,0%) . Điều này phù hợp với các tác giả cổ điển . Tuy nhiên theo các tác giả hiện đại thì tỷ lệ gặp LNMTC nhiều nhất là ở phúc mạc. Điều này có thể lý giải được khi mà phương pháp nội soi chẩn đoán chưa được áp dụng rộng rãi để đánh giá chính xác tổn thương mà chỉ được sử dụng khi đã có chỉ định can thiệp, khi đó mới có thể phát hiện có sự hiện diện của LNMTC ở phúc mạc hay các cơ quan khác hay không. Các bệnh nhân đến khám và điều trị chủ yếu do có sự xuất hiện của khối u ( khối ở cơ thành bụng, tầng sinh môn, cơ tử cung), chứ không phải chỉ có biểu hiện đau đơn thuần. Hơn nữa, các trường hợp được phẫu thuật cũng có thấy một tỷ lệ nhất định LNMTC tại các cơ quan khác trong đó phúc mạc chiếm phần lớn.