Hiệu quả đánh giá LNMTC tại buồng trứng bằng siêu âm

Một phần của tài liệu Nhận xét thái độ xử trí bệnh nhân LNMTC tại buồng trứng ở BVPSHN từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 37)

Siêu âm được chỉ định ở tất cả bệnh nhân của chúng tôi. Đây là phương pháp thăm dò đơn giản và hiệu quả. Có 2 phương pháp siêu âm là qua đầu dò thành bụng và đầu dò âm đạo. Theo bảng 3.7 thì siêu âm phát hiện được khối u tại buồng trứng ở 100% đối tượng nghiên cứu với đặc điểm của khối LNMTC tại buồng trứng: vỏ mỏng, thành nhẵn, không có vách, trong chứa dịch máu đồng nhất giảm echo. Như vậy siêu âm là phương pháp thăm dò có độ chính xác cao để phát hiện khôi u LNMTC tại buồng trứng.

Theo nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.7 thì tỷ lệ gặp u ở một bên là 77,6% cao hơn so với u ở hai bên là 22,4%. Theo tác giả Matsuzaki (2009) thì tỷ lệ gặp u ở một bên là 81%, ở hai bên là 19% . Theo tác giả Coccia (2011) thấy rằng tỷ lệ u một bên là 64,85%; u hai bên là 35,15% .

Hoặc thứ tự tương tự với tỷ lệ 77,78% và 22,22% theo Muneyyirci-Delale . Như vậy kết quả của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu khác. Theo bảng 3.8 thì tỷ lệ gặp u ở bên trái là 53,8% cao hơn tỷ lệ gặp u ở bên phải là 46,2% trong nhóm có u ở một bên vùng chậu. Theo các tác giả cổ điển thì buồng trứng trái hay gặp u LNMTC hơn buồng trứng phải. Theo Coccia (2011) thì tỷ lệ gặp u LNMTC ở buồng trứng trái là 58,1% cao hơn bên phải là 41,9% . Như vậy kết quả của chúng tôi là phù hợp.

Kích thước u LNMTC tại buồng trứng cũng được xác định qua siêu âm bằng cách đo đường kính lớn nhất. Chúng tôi ghi nhận kích thước khối u trên mỗi bệnh nhân là đường kính của khối u lớn nhất. Theo bảng 3.9, ở 60 trường hợp được làm giải phẫu bệnh chúng tôi thấy kích thước trung bình khối u theo giải phẫu bệnh là 61,8 ± 19,7 mm; theo siêu âm là 54,6 ± 16,9 mm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), tức là có khác biệt về kích thước khối u đo được bằng siêu âm và giải phẫu bệnh. Điều này có thể do ba lý do. Một là bản thân siêu âm là thăm dò chủ quan phụ thuộc máy móc và người làm siêu âm. Hai là cách đo kích thước không xác định đúng đường kính lớn nhất của khối u, đặc biệt khi khối u càng lớn hay ở vị trí khó xác định thì việc tìm đường kính lớn nhất lại ít được chú ý vì mất thời gian. Ba là việc đo kích thước khối u khi làm giải phẫu bệnh cũng khó chính xác vì khối u sẽ bị biến dạng khi can thiệp so với khi còn nằm trong tiểu khung. Như vậy để đánh giá độ chính xác khi đo kích thước u bằng siêu âm cần có nghiên cứu với số liệu có độ chính xác cao hơn.

Một phần của tài liệu Nhận xét thái độ xử trí bệnh nhân LNMTC tại buồng trứng ở BVPSHN từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 37)