Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như: quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn hình thành tài sản; giữa thu, chi và kết quả; giữa số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm với số dư đầu kỳ với số phát sinh tăng của từng loại tài sản, từng loại nguồn
17
vốn;… Điều đó đã dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) về lượng giữa chúng. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 31 – 32).
Trong phương pháp liên hệ cân đối, mối quan hệ giữa các nhân tố là “mối quan hệ lỏng” (quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số với hiệu số và tích số hay thương số). Trong mối quan hệ cân đối này, các nhân tố đứng độc lập, tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Mỗi một sự biến đổi của từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tương ứng mà không cần phải đặt nhân tố đó trong các điều kiện giả định khác nhau như trong phương pháp loại trừ. Chính vì vậy, trong phương pháp liên hệ cân đối, việc qui định trật tự sắp xếp của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là không cần thiết mà thứ tự các nhân tố phụ thuộc vào mối liên hệ cân đối vốn có giữa chúng tức là căn cứ vào công thức xác định từng đối tượng (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 32).
Chẳng hạn, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần về tiêu thụ” có thể sắp xếp theo các cách sau mà không ảnh hưởng đến kết quả tính toán: Lợi nhuận thuần về tiêu thụ = Doanh thu thuần về tiêu thụ - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Hay: Lợi nhuận thuần về tiêu thụ = Doanh thu thuần về tiêu thụ - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Giá vốn hàng bán Một cách tổng quát, nếu quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng (a, b, c, d) với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Q là quan hệ hỗn hợp (cả tổng số và hiệu số) thể hiện qua phương trình kinh tế: Q = a – b – c + d, mức ảnh hưởng của từng nhân tố a, b, c và d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q được xác định như sau (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 32 – 33):
18 - Nhân tố a: ∆a = a1 – a0 - Nhân tố b: ∆b = - (b1 – b0 ) - Nhân tố c: ∆c = - (c1 – c0 ) - Nhân tố d: ∆d = - (d1 – d0 ) 2.2.2.3 Phương pháp tỷ suất
Tỷ suất là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau như: Tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, … (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 27).
2.2.2.4 Phương pháp dùng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị
Trong phân tích kinh tế người ta sử dụng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để phản ánh trực quan các số liệu phân tích.
Biểu phân tích được thiết kế theo các dòng, các cột để ghi chép các chỉ tiêu và các số liệu phân tích. Các dạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ với nhau. Số lượng các dòng, các cột tùy vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích. Tùy theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau và đơn vị tính khác nhau.
Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị được sử dụng trong phân tích kinh tế để phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế mang tính chất hàm số (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 29 – 30).
19
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ACI
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ACI
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ACI Tên công ty viết bàng tiềng nước ngoài: ACI LIMITED COMPANY
Tên công cty viết tắt: ACI Mã số thuế: 1801122763
Người đại diện theo pháp luật: Ông NGUYỄN HOÀNG LUÂN Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VND
Địa chỉ: D62, Đường 56, Khu Đô Thị Phú An , P.Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ Điện thoại: 07103.918.111 Fax: 07103.918.000 Email: phong.nhan.su@acigroup.com.vn Wedsite: http://www.acigroup.com.vn 3.1.1 Lịch sử hình thành
Ra đời vào tháng 04/2010, công ty TNHH ACI với sự sáng lập của những thành viên trẻ nhưng đầy tham vọng, năng động, táo bạo, dám nghĩ dám làm đã khiến ACI lao vào đầu tư sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, môi trường sinh thái. Đây là lĩnh vực mà phải đầu tư dài hơi, lập dự án khoa học, lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm, thông thường chỉ có công ty có vốn nước ngoài hoặc các tập đoàn kinh tế lớn mới bỏ vốn đầu tư.
Các dự án mà công ty đang lên kế hoạch là trồng lúa, mía, khoai, hoa màu, cây cảnh, cây ăn trái và nuôi thủy sản sạch. Hiện ACI đang triển khai dự án VAC kết hợp du lịch trên diện tích 200ha tại Hậu Giang. Theo đó, 100ha được đầu tư nuôi cá sinh thái theo mô hình khép kín, có ao lắng lọc để xử lý nước thải rồi hoàn lưu trở lại ao nuôi cá, không để nước thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. 100ha còn lại sẽ được trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái và nuôi gia cầm. Xen trong vườn là những căn nhà lá nhỏ với đầy đủ vật dụng làm nông nghiệp và nấu ăn của một nhóm người hoặc gia đình khi vào đây dã ngoại có thể tự túc làm vườn, bắt cá, chăm sóc vịt, chế biến món ăn như một gia đình thôn quê thực thụ.
Mô hình du lịch này rất mới chưa có đơn vị nào trong nước thực hiện. Nhân viên phục vụ trong vườn sinh thái này là 30 hộ đã bán đất cho ACI làm
20
vườn sinh thái. Hiện công ty đã mua được 60ha, số diện tích còn lại đang được chính quyền hỗ trợ tiếp tục mua.
Để có vốn đầu tư cho các dự án và mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty, ACI đã mạnh dạng đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng không phải sản phẩm nào cũng xuất, nhập dù có lợi nhuận cao, mà có sự chọn lọc sao cho vừa có lợi nhuận cho mình, vừa có ích cho xã hội, ưu tiên hàng đầu vẫn là các sản phẩm hữu cơ, sinh học, mặt hàng xuất khẩu đầu tiên là mỡ cá tra, basa. Tính riêng mặt hàng mỡ cá này doanh số của ACI trong tám tháng đầu năm 2010 đã lên đến 10 tỷ đồng, dự kiến những năm tới sẽ tăng hơn nữa.
Ngoài mỡ cá, ACI đang chuẩn bị xuất khẩu than bùn khoáng sản, đất sét là những sản phẩm rất tiềm năng ở ĐBSCL, nhưng hiện nay đang bị lãng phí, sử dụng thô. Sau các sản phẩm này ACI sẽ tiếp tục vươn tay sang lĩnh vực xuất khẩu thủy, hải sản sinh thái và lâm sản. Hàng nhập khẩu về ACI đã chọn các mặt hàng phục vụ ngành chế biến thức ăn, chăn nuôi, thủy sản, gia súc gia cầm như bột xương, bột thịt, bột cá, đậu nành, cám,....
ACI hiện có quan hệ mua bán với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó có các tập đoàn kinh tế như: Tổng công ty lương thực Miền Bắc, công ty cổ phần nguyên liệu Mê Công, công ty thương mại quốc tế Misa, công ty cổ phần thủy sản Vĩnh Hoàn, công ty chế biến Hoàng Long,...
Từ đầu năm đến nay, ACI “lấn sân” sang lĩnh vực xây dựng theo phương châm ưu tiên an ninh xã hội cho người thu nhập thấp. Ngoài mua bán bất động sản và cát đá xây dựng, ACI có chương trình rất đáng trân trọng là mua đất – nhà cũ, sửa chữa lại rồi bán cho người có thu nhập thấp với giá mềm. Các dự án xây dựng chung cư bán cho người có thu nhập thấp của các tập đoàn, thực tế mỗi căn nhà trung bình khoản nửa tỷ đồng lại phải ở trong ngồi nhà chung nhiều bất tiện, nhà sửa chữa lại của ACI chỉ bằng 2/3 số tiền đó lại được ở trong căn nhà độc lập, phù hợp với túi tiền và thị hiếu của đại bộ phận người dân. Chương trình này năm 2010 đem lại doanh số cho ACI hơn 10 tỷ đồng và không đáp ứng đủ nhu cầu, năm tới dự kiến doanh số sẽ tăng gấp đôi.
Chỉ trong tám tháng của năm 2010 doanh số của ACI là 50 tỷ đồng, năm tới dự kiến sẽ là 100 tỷ đồng. ACI đặt mục tiêu doanh số năm tới sẽ tăng cao hơn năm trước 100%, đến năm 2015 doanh số sẽ là 1000 tỷ đồng. Một mục tiêu tăng trưởng rất táo bạo, từ năm 2015 sẽ cổ phần hóa để chia lợi nhuận cho các thành viên.
Nhóm sáng lập còn lên kế hoạch trích 5% lợi nhuận hàng năm cho quỹ phúc lợi và 5% cho quỹ đào tạo để các thành viên được giúp đỡ về an ninh xã
21
hội và tiếp tục học lên cao nữa. Với những thành công và tăng trưởng đạt được ACI sẽ thực hiện được ước muốn của mình.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY 3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc:
-Trực tiếp điều hành chung và chịu trách nhiệm về mọi công việc của công ty.
-Ký các văn bản thỏa ước, hợp đồng, chứng thư của công ty trong đối nội, đối ngoại và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
-Quyết định các vấn đề tổ chức và cán bộ thẩm quyền.
-Đại diện cho công ty trước tố tụng, tranh chấp, thanh lý, giải thể,...
Phòng Hành Chánh:
-Thực hiện công tác quản trị nhân sự trong toàn công ty
-Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng mô hình quản lý, phương án tổ chức của công ty phù hợp trong từng thời kỳ.
-Tiếp nhận, quản lý toàn bộ hồ sơ người lao động để cung cấp thông tin, tham mưu cho Tổng Giám Đốc sử dụng, bố trí lao động, đánh giá, sử dụng lao động và các chế độ chính sách cho người lao động trong công ty.
-Thực hiện: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; Kế hoạch tuyển dụng; Xây dựng tiêu chuẩn mức danh, công việc,....
-Làm đầu mối làm việc để công ty phối hợp với các cơ quan bảo vệ Pháp luật, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp lao động.
XUẤT NHẬP KHẨU GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG VẬN CHUYỂN KINH DOANH TRONG NƯỚC
22
Phòng Kế toán:
-Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ, thanh toán theo quyết định của Giám Đốc.
-Thực hiện các khoản giao nộp, tham gia thị trường thanh toán, thị trường gửi tiền.
-Thu thập, xử lý, cung cấp và lưu trữ thông tin lại bao gồm số liệu hạch toán, trực tiếp sử dụng tin học để quản lý hồ sơ của khách hàng và thanh toán nhanh chóng theo quyêt định.
Phòng Kinh doanh
-Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện.
-Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối.
-Thực hiện hoạt động bán hàng với khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
-Phối hợp các bộ phận liên quan như: Kế toán, sản xuất, phân phối, ...nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.
-Tham mưu giúp Ban Giám Đốc công ty hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh của toàn công ty dìa hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể.
-Cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của công ty, xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính.
-Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại, trong đó tập chung cho việc tạo chân hàng làm hàng xuất khẩu.
-Trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của công ty.
Phòng Vận chuyển
-Giao, nhận hàng hóa.
-Vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, phân phối sản phẩm.
3.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
-Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi.
-Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu nông sản, thủy hải sản, lâm sản và các loại sản phẩm công nghệ sinh học, công nghệ mới.
-Trồng cây hàng năm: lúa, ngô, sắn, mía, rau đậu các loại, trồng hoa, cây cảnh, các loại cây lâu năm và chăn nuôi gia súc gia cầm.
-Sản xuất và chế biến thực phẩm.
-Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng và trang trí nội thất.
-Khai thác và kinh doanh khoáng sản: cát, đã, than bùn, than, đất sét, sắt thép, chì.
23
3.4 TỔ CHỨC KẾ TOÁN
Công ty áp dụng hình thức Kế toán nhật ký chung.
3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ACI QUA 3 NĂM (2010 - 2012) VÀ 6 THÁNG NĂM 2013
3.5.1 Khái quát tình hình hoạt động của công ty ACI qua 3 năm (2010-2012)
Qua bảng 3.1 ta thấy tình hình biến động của tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận sau thuế của công ty ACI không đồng đều qua các 3 năm (2010-2012). Cụ thể như sau:
Tổng doanh thu năm 2010 đạt được 47.911.727.239 đồng, sang năm 2011 doanh thu đạt được 45.179.022.925 đồng, giảm xuống 2.732.704.314 đồng, tương đương 5,7 % so với năm 2010. Nguyên nhân tổng doanh thu giảm là do doanh thu của nhóm mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, công nghệ sinh học và nhóm mặt hàng khác giảm xuống mạnh đã kéo theo tổng doanh thu năm 2011 giảm xuống. Qua năm 2012 tổng doanh thu đạt được 52.167.120.532 đồng, tăng 6.988.097.607 đồng, tương đương 15,47 % so với năm 2011. Nguyên nhân tổng doanh thu năm 2012 tăng là tình hình tiêu thụ của nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi, công nghệ sinh học tăng, nên tổng doanh thu năm 2012 tăng.
Tổng chi phí của năm 2010 là 47.262.835.167 đồng, sang năm 2011 tổng chi phí để công ty hoạt động kinh doanh là 46.110.589.111 đồng, giảm 1.152.246.056 đồng, tương đương 2,44 %. Nguyên nhân tổng chi phí năm 2011 giảm là giá vốn hàng bán giảm. Qua năm 2012 tổng chi phí của công ty là 52.964.693.785 đồng, tăng 6.854.104.674 đồng, tương đương 14,86% so với năm 2011. Nguyên nhân tổng chi phí năm 2012 tăng là do giá vốn hàng bán và chi phí tài chính tăng.
Sau khi trừ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế của công ty ACI năm 2010 công ty đạt được 486.669.054 đồng, sang năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty âm 931.566.186 đồng, giảm 1.418.235.240 đồng, tương đương 291,42 % so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2011 lỗ là do doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính giảm, nhưng chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng nên kéo theo lợi nhuận sau thuế lỗ. Qua năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty tiếp tục âm 797.573.253 đồng. Tuy lợi nhuận sau thuế năm 2012 lỗ nhưng qua phân tích cho ta thấy lợi nhuận của công ty có phần lỗ ít hơn so với năm 2011 là 133.992.933 đồng. Là do doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính, doanh thu khác năm 2012 tăng so với năm 2011.
24
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ