a. Phân tích lợi nhuận
Phân tích chung tình hình lợi nhuận: là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp và của các bộ phận cấu thành lợi nhuận nhằm khái quát tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích chung lợi nhuận sử dụng chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, lợi nhuận của các bộ phận cấu thành và được tiến hành theo nội dung sau:
- So sánh tổng mức lợi nhuận
∆ LN = TLN1(năm sau) - TLN0(năm trước)
Trong đó: ∆ LN: là mức chênh lệch lợi nhuận TLN: là tổng lợi nhuận
∆ LN
% Tăng giảm LN = x 100
TLN0(năm trước)
- Xác định cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp: đặc biệt lưu ý đến tỷ trọng lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp và đánh giá sự biến động tỷ trọng này qua các kỳ (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang 254).
Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh. Trước hết cần xác định tỷ trọng lợi nhuận của từng bộ phận trong tổng lợi nhuận, sau đó xác định sự biến động về số tiền, tỷ lệ tăng giảm, và sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận lợi nhuận.
b. Phân tích tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành
Phân tích lợi nhuận theo các nguồn hình thành nhằm mục đích đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành, thấy được mức độ tăng giảm lợi nhuận giữa kỳ này với kỳ trước.
13
- Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp. Việc nâng cao lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là con đường chủ yếu để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân tích lợi nhuận của hoạt động kinh doanh qua đó thấy được mức độ tăng giảm lợi nhuận của hoạt động này, thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Đồng thời qua phân tích tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng giảm của lợi nhuận để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh để xác định sự tăng giảm của các chỉ tiêu về số tuyệt đối và số tương đối, đồng thời tính các chỉ tiêu tỷ suất và xác định sự biến động của các chỉ tiêu này (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 136 – 137).
- Phân tích lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác thường không dự tính trước nên không thể so sánh giữa thực tế với kế hoạch mà phải căn cứ vào nội dung của từng khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường hợp mà đánh giá.
c. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Sử dụng phương pháp liên hệ cân đối