Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất trong thực tiễn phân tích kinh tế. Qua so sánh ta có thể thấy được những điểm giống nhau, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích kinh tế phương pháp so sánh có thể được thực hiện theo các nội dung sau đây:
- So sánh giữa số thực hiện với kế hoạch hoặc định mức nhằm mục đích thấy được mức độ hoàn thành.
- So sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, các kỳ trước hoặc cùng kỳ của các năm trước nhằm mục đích thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.
16
- So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác, với đơn vị điển hình tiên tiến, đơn vị có mức trung bình nhằm mục đích thấy được mức độ và khả năng phấn đấu của đơn vị mình.
- So sánh giữa bộ phận với tổng thể nhằm mục đích thấy được vai trò và vị trí của bộ phận trong tổng thể đó.
Điều kiện so sánh
Các chỉ tiêu so sánh phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Phải thống nhất về nội dung phản ánh.
- Phải thống nhất về phương pháp tính toán.
- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải trong cùng một khoảng thời gian.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 19 – 21).
Các hình thức so sánh được sử dụng
- So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ trị số của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 21).
Chênh lệch tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc - So sánh tương đối:
Tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên mức độ tăng giảm (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 22).
Số phân tích
Tỷ lệ % hoàn thành = x 100
Số gốc
Chênh lệch tuyệt đối
Tỷ lệ % tăng giảm = x 100
Số gốc
So sánh kết cấu (tỷ trọng) là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng (%) giữa mức độ đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này cho thấy vai trò và vị trí của bộ phận trong tổng thể đó (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 23).