Nghiên cứu về phân bón lá cho cây trồng trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số giống ngô lai và ảnh hưởng của chế phẩm bón lá đến giống ngô lai NK4300 tại thanh ba phú thọ (Trang 32)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4.3 Nghiên cứu về phân bón lá cho cây trồng trên thế giới và Việt Nam

Căn cứ vào ựiều kiện hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng (theo Horst, 1993) dinh dưỡng qua lá rất có hiệu quả trong ựiều kiện ựất nghèo dinh dưỡng, ựất hạn, cây thiếu dinh dưỡng và mất cân bằng hàm lượng của

nguyên tố khoáng trong cây. Có rất nhiều thắ nghiệm về dinh dưỡng qua lá trong những năm qua:

Theo Garcia và Hanway (1976) cho biết năng suất của hạt ựậu tương tăng lên từ 27-31% khi phun tổng hợp phân bón gồm: N-P-K-S ở giai ựoạn cuối ra hoa. Tuy nhiên một báo cáo khoa học của Boste và cộng sự (1998) lại cho thấy việc dinh dưỡng qua lá không ảnh hưởng ựến năng suất của hạt ựậu tương.

Theo Ikeda và cộng sự (1991) và Nguyễn Văn Phú (2001) cho thấy phun phối hợp Mg + N làm tăng sản lượng chất khô và ựặc biệt bón phối hợp N + Mg, N + Mg + Mn và N + Mg + Zn làm tăng năng suất của lúa mì 30-30,9%.

Matula và cộng sự (1990) cho thấy bón Mg++ qua lá làm tăng khả năng hấp thu Mg++ của cây và tăng năng suất cây trồng trong khi bón Mg vào ựất sẽ không có hiệu quả do ựối kháng ion K+/Mg++.

Hà Thị Thanh Bình và cs (1998) ựã phun vi lượng cho ựậu tương giai ựoạn 3, 5, 7 lá có kết quả tốt: hàm lượng diệp lục tăng, tăng chiều cao cây, tăng năng suất và chất lượng (năng suất tăng 13,8 - 20,2%, protein và lipit tăng so với ựối chứng).

đối với cây lạc, Nguyễn Tấn Lê ựã sử dụng Bo và Mo ựể xử lý cho lạc trồng tại Quảng Nam - đà Nẵng làm tăng tỷ lệ nảy mầm 17,8 - 32,2%, năng suất trung bình 3 vụ ựông xuân tăng 6,2 - 11,1% so với ựối chứng (Nguyễn Tấn Lê, 1992).

Nguyễn Văn Phú (2003) kết luận rằng bón Mg và N + Mg làm tăng hàm lượng diệp lục trong lá, tăng sản lượng chất khô của lúa mì, tăng năng suất của rau, trong hai ựiều kiện ựất nghèo Mg++ và ựất giàu Mg++ và K+.

Mặc dù vậy, việc ứng dụng phân bón lá ựối với cây ngô chưa có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất trên diện rộng như ở một số cây trồng khác: Lúa, lạc, cây ăn quả, cây rau, cây hoaẦ

Theo Trần Thị Minh và Cs cũng ựã tiến hành xử lý GA3 cho giống ngô MSB 49. Kết quả cho thấy: ở nồng ựộ 40ppm và phun vào giai ựoạn phun râu có hiệu quả nhất. Xử lý ở giai ựoạn này phối hợp với vi lượng năng suất ngô tăng 18,7%, chất lượng hạt ngô không thay ựổi và vẫn ựảm bảo tiêu chuẩn làm giống cho vụ sau.

Nghiên cứu của Vũ Quang Sáng khi phun GA3, α-NAA kết hợp với một số nguyên tố vi lượng cho giống ngô LVN 10 trồng vụ xuân tại Gia Lâm - Hà Nội ựã kết luận: cây ngô khi xử lý GA3, α-NAA kết hợp với vi lượng ựã có ảnh hưởng tốt ựến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng giống ngô, ựặc biệt xử lý ở giai ựoạn trước trỗ cờ.

Theo tác giả đỗ Tuấn Khiêm (1996), thắ nghiệm ở vùng đông Bắc cho thấy sử dụng các chế phẩm phân bón sinh học như Komix BFC, Thiên Nông, Agrofil có tác dụng làm tăng năng suất ngô từ 8 - 14%.

3. VẬT LIỆU, đỊA đIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số giống ngô lai và ảnh hưởng của chế phẩm bón lá đến giống ngô lai NK4300 tại thanh ba phú thọ (Trang 32)