Khả năng chống chịu của các giống ngô lai trồng vụ hè thu

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số giống ngô lai và ảnh hưởng của chế phẩm bón lá đến giống ngô lai NK4300 tại thanh ba phú thọ (Trang 59)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.8.Khả năng chống chịu của các giống ngô lai trồng vụ hè thu

Thanh Ba- Phú Thọ

Khả năng chống chịu của cây là phản ứng của cây với ựiều kiện ngoại cảnh bất thuận bên ngoài như: sâu bệnh, các tác ựộng của khắ hậu, thời tiết. Do vậy, ựặc tắnh chống chịu của cây là một chỉ tiêu quan trọng luôn ựược ựặt ra trong chương trình chọn tạo, so sánh, ựánh giá giống mới trước khi ựưa ra sản xuất.

Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt ựới gió mùa, lượng mưa tương ựối nhiều là ựiều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại. đặc biệt trong những năm gần ựây với sự thay ựổi thời tiết thất thường do chịu ảnh hưởng của biến ựổi khắ hậu toàn cầu ựã tạo ựiều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh. Chắnh vì vậy việc ựánh giá khả năng chống chịu với sâu bệnh và ựiều kiện thời tiết khắ hậu bất thuận của các giống ngô lai nhằm mục ựắch tìm ra những giống có khả năng chống chịu tốt ựể ựưa ra sản xuất ựại trà. Theo dõi khả năng chống chịu ựồng ruộng của các giống ngô lai, chúng tôi thu ựược số liệu ở bẳng 4.8.

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất cây trồng, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Với ựiều kiện khắ hậu của nước ta rất thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển và phá hoại ở tất cả các thời vụ trồng ngô. Theo tài liệu của Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) cho biết tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷ USD (bằng 13 - 14% sản lượng), do bệnh gây ra 24 - 25 tỷ USD (bằng 11 - 12% sản lượng). đặc biệt ngô là một trong những loại cây trồng bị nhiễm

khá nhiều sâu bệnh phá hoại. Trong những năm gần ựây do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến ựược áp dụng ựể trồng ngô quanh năm, chắnh vì thế ựã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Sâu bệnh hại cũng có khả năng kháng thuốc, bởi thế chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt ựược tất cả các loại sâu, bệnh hại trên ựồng ruộng. Vì vậy phương pháp tốt nhất vừa có hiệu quả kinh tế vừa giảm ựược sự phá hoại của sâu, bệnh mà ựảm bảo ựược an toàn môi sinh và sức khoẻ con người chắnh là phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. Trong ựó có sử dụng giống có khả năng kháng sâu bệnh.

Bảng 4.8. Khả năng chống chịu của các giống ngô lai

Bệnh hại Sâu hại đổ gãy

Công thức Giống đốm lá (ựiểm) Khô vằn (%) Rệp (ựiểm) Sâu ựục thân (ựiểm) đổ rễ (%) Gãy thân (ựiểm) 1 NK4300 (ự/c) 1 6,29 1 1 2,31 1 2 NK6654 1 8,14 1 1 2,18 1 3 LVN145 1 8,92 2 2 2,12 1 4 MB69 2 9,15 1 2 3,11 1 5 DK9955 1 6,37 2 1 2,65 1 6 SSC131 2 8,71 1 2 2,95 1

Việc theo dõi, ựánh giá diễn biến của các loại sâu, bệnh hại chắnh trên các giống ngô là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm ựánh giá ựược tình hình sinh trưởng, phát triển và gây hại của các loại sâu bệnh hại theo thời gian, qua các thời kỳ sinh trưởng của ngô gắn với các ựiều kiện ngoại cảnh. đây chắnh là một trong những cơ sở ựể ựánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của từng giống và cũng là cơ sở ựể phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi tiến hành theo dõi sâu bệnh hại trên các giống ngô thắ nghiệm từ gieo ựến thu hoạch và thấy xuất hiện các loài sâu bệnh hại như: sâu ựục thân, rệp, bệnh khô vằn, bệnh ựốm lá.

* Bệnh ựốm lá (Helminthosporium Maydis):

Bệnh ựốm lá ở ngô là do nấm gây hại, gồm có hai loại ựó là: Bệnh ựốm lá nhỏ và bệnh ựốm lá lớn. Hai loại nấm này gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng ngô của nước ta. Sự xâm nhiễm của nấm chủ yếu nhờ các bào tử vết bệnh có hình bầu dục, khi bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn bộ mặt lá bị khô. Trong ựiều kiện thời tiết có nhiệt ựộ và ựộ ẩm không khắ tương ựối cao dễ làm cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nặng, nhất là sau khi cây ngô trỗ cờ.

Qua theo dõi thắ nghiệm chúng tôi thấy: Có hai giống ngô nhiễm bệnh ựốm lá ở mức ựiểm 2 (nhiễm nhẹ) là MB69 và SSC131. Các giống còn lại ựều bị nhiễm rất nhẹ ở mức ựiểm 1.

* Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn):

Bệnh khô vằn là bệnh do nấm hại quan trọng nhất trên các giống ngô mới hiện nay ựang trồng rộng rãi trên khắp các vùng trồng ngô ở nước ta. Các vết bệnh khô vằn có hình loang lổ không ựịnh hình, bệnh hại ở lá phắa dưới trước, xuất hiện từ bẹ lá rồi lan lên phiến lá, gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị ựổ. Bệnh phát triển lan tới bắp gây chắn ép, khối lượng hạt giảm, bắp thối khô. Bệnh hại trên các bộ phận: phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô. Bệnh khô vằn phát triển mạnh trong ựiều kiện nóng ẩm, gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô, song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần ựến khi ngô chắn. Tuỳ theo mức ựộ bị bệnh mà năng suất ngô trung bình có thể bị giảm từ 20 Ờ 40%, nếu cây ngô bị bệnh có vết bệnh leo cao tới bắp, bông cờ thì tác hại rất lớn có thể làm mất năng suất tới 70% và hơn thế nữa.

Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy: Các giống ngô lai tham gia thắ nghiệm có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn tương ựối thấp. Trong ựó 2 giống có tỷ lệ nhiễm nhẹ hơn là NK4300 (6,29%) và DK9955 (6,37%) các giống còn lại ựều có tỷ lệ nhiễm trên 8%.

* Rệp cờ (Aphis maydis):

Nhiều giống ngô hiện nay có tỷ lệ bị nhiễm rệp cờ khá cao. đối tượng này gây hại chủ yếu cờ ngô, phát triển mạnh trong ựiều kiện ựộ ẩm không khắ cao, nhân dân thường gọi là muội hại ngô. Rệp thường xuất hiện khi cây ngô chuẩn bị trỗ và kéo dài ựến lúc trỗ xong. Khi rệp xuất hiện nhiều, chúng chắch hút dịch của lá bao cờ và cờ, làm cho lá bị bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn ựến thiếu phấn.

Qua theo dõi thắ nghiệm chúng tôi thấy rệp cờ xuất hiện trên các giống ngô với mức ựộ rất thấp. Các giống NK4300, NK6654, MB69, SSC131 hầu như không bị nhiễm rệp cờ cho ựiểm 1. Hai giống còn lại là LVN145 và DK9955 bị nhiễm nhẹ cho mức ựiểm 2.

* Sâu ựục thân (Ostrinia nubilalis):

Sâu ựục thân là loại sâu hại chắnh ựối với cây ngô, phá hoại trên tất cả các bộ phận của cây như: lá, thân, bông cờ, bắpẦ trừ rễ, chúng phát sinh, phát triển mạnh. Ở tuổi nhỏ sâu ăn biểu bì lá làm cho cây giảm diện tắch quang hợp, ở tuổi lớn chúng ựục vào thân cây làm cho cây bị gãy ảnh hưởng ựến năng suất, giảm phẩm chất hạt ngô. Sâu ựục thân phá hoại mạnh nhất vào vụ hè thu, xuân hè, thu ựông và một phần ngô ựông xuân.

Qua theo dõi thắ nghiệm cho thấy tất cả các giống ngô thắ nghiệm ựều bị nhiễm sâu ựục thân ở mức ựộ nhẹ. Trong ựó có ba giống ựược ựánh giá ở ựiểm 1 là: NK4300, NK6654, DK9955. Các giống còn lại bị nhiễm ở mức ựiểm 2. Nhìn chung mức ựộ nhiễm sâu ựục thân của các giống là thấp, với mức ựộ hại như vậy ảnh hưởng không lớn ựến tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng chống ựổ của ngô.

để ựánh giá ựược khả năng chống chịu với ựiều kiện ngoại cảnh bất lợi của các giống ngô thắ nghiệm chúng tôi ựã tiến hành theo dõi và nghiên cứu chỉ tiêu ựổ rễ, gãy thân. Ngô bị ựổ gãy ảnh hưởng lớn ựến năng suất, nếu cây nào ựổ thân thì năng suất coi như mất trắng. đổ rễ, gãy thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đất trồng, chế ựộ canh tác, ngoài ra còn phụ

thuộc vào chiều cao cây, chiều cao ựóng bắp, sự phát triển của bộ rễ, ựộ cứng của cây và ựiều kiện ngoại cảnh. Nếu một giống ngô mới có khả năng sinh trưởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất có triển vọng nhưng tắnh chống chịu với ựiều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh kém thì cũng không ựược coi là giống tốt. Kết quả theo dõi chỉ tiêu ựổ rễ, gãy thân của các giống ngô lai tham gia thắ nghiệm thấy:

* đổ rễ

Về tỷ lệ ựổ rễ: Hai giống có tỷ lệ ựổ rễ thấp hơn ựối chứng là NK6654 và LVN145. Các giống còn lại ựều cao hơn ựối chứng trong ựó giống ngô lai MB69 có tỷ lệ ựổ rễ cao nhất là 3,11%.

* Gãy thân

Về ựổ gãy thân: Các giống ngô tham gia trong thắ nghiệm ựều có khả năng chống gãy thân tốt cho ở mức ựiểm 1.

Nhìn chung các giống ngô tham gia thắ nghiệm ựều bị nhiễm các loại sâu bệnh hại tuy nhiên ựều ở mức tương ựối thấp và không gây thiệt hại nhiều ựến năng suất. Về khả năng chống chịu của các giống ngô cũng ở mức khá tốt.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số giống ngô lai và ảnh hưởng của chế phẩm bón lá đến giống ngô lai NK4300 tại thanh ba phú thọ (Trang 59)