Tình hình về doanh số cho vay của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 42)

Doanh số cho vay phản ánh số lƣợng và quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng, doanh số cho vay càng cao thì hoạt động tín dụng càng lớn, NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang rất chú trọng đến chất lƣợng của các khoản vay, trƣớc khi chính thức quyết định cho vay vốn, cán bộ tín dụng của Ngân hàng luôn tiến hành quy trình thẩm định chặt chẽ về nhu cầu và mục đích sử dụng vốn vay cũng nhƣ tƣ vấn cho khách hàng cách sử dụng vốn hợp lý nhất. Đồng thời cán bộ tín dụng cũng tiến hành định giá tài sản đảm bảo (nếu có) nhằm đảm bảo chất lƣợng tín dụng của các khoản vay, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Nhìn chung, doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2011 là 466.777 triệu đồng, năm 2012 là 598.623 triệu đồng, tăng 131.846 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 28,25% so với năm 2011 đặc biệt trong năm này Ngân hàng tập trung cho vay ở xã nông thôn mới Mỹ Long Nam, góp phần thực hiện thắng lợi mô hình xã nông thôn mới của Chính phủ. Ngoài ra, Ngân hàng còn cam kết đáp ứng đầy đủ nguồn vốn, giải ngân đúng tiến độ để các hộ dân của xã thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống nhƣ: chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển trang trại, hợp tác xã, cải tạo nâng cấp nhà ở, xây dựng bể chứa nƣớc, xử lý chất thải chăn nuôi... Do tình hình kinh tế ổn định và tăng trƣởng, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh có nhiều nhu cầu vốn để sản xuất nên Ngân hàng đã mở rộng đầu tƣ tín dụng để tăng lợi nhuận do đó doanh số cho vay năm 2013 tiếp tục tăng đạt 606.798 triệu đồng, tăng 8.175 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 1,37% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số cho vay của 6 tháng đầu năm 2014 đạt 298.716 triệu đồng, tăng 13.324 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng 4,67% so với 6 tháng đầu năm 2013 nguyên nhân do vào những tháng đầu năm 2014,

31

huyện Cầu Ngang có dự án nuôi bò nhằm phát triển phát triển những vùng khó khăn nên Ngân hàng đã mở rộng tín dụng cho những nông hộ.

Hoạt động tín dụng bao gồm nhiều yếu tố: doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ. Trong các yếu tố trên, doanh số cho vay là yếu tố khởi đầu, ảnh hƣởng trực tiếp đến các yếu tố khác, do đó phân tích doanh số cho vay tại Ngân hàng là quan trọng trong phân tích hoạt động tín dụng. Nhìn chung, doanh số cho vay của Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang rất khả quan đều tăng qua các năm. Trong đó cho vay cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt, Ngân hàng luôn chú trọng cho vay ngắn hạn với đặc điểm là vòng quay thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro, đảm bảo đƣợc lợi nhuận cho Ngân hàng.

4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng

Bảng 4.2.1: Doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang trong 3 năm (2011-2013)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 412.184 426.664 409.464 14.480 3,51 (17.200) (4,03) Trung hạn 54.593 171.959 197.334 117.366 214,98 25.375 14,76 Tổng 466.777 598.623 606.798 131.846 28,25 8.175 1,37

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang 2011 – 6/2014

Bảng 4.2.2: Doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang trong 6 tháng đầu năm (2013-2014)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang 2011 – 6/2014

Doanh số cho vay ngắn hạn

Trong nền kinh tế thị trƣờng, Ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lƣu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng, cho vay tiêu dùng hoặc phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn đƣợc quan tâm

Chỉ tiêu 6T2013 6T2014 Chênh lệch (6T2014-6T2013)

Số tiền %

Ngắn hạn 224.248 261.394 37.146 16,56

Trung hạn 61.144 37.322 (23.822) (38,96)

32

hàng đầu, bên cạnh hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay vì nhiệm vụ chủ yếu Ngân hàng là cho vay để phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ vốn cho nông dân. Các hộ nông dân chủ yếu vay để chăn nuôi kinh doanh mua bán nhỏ lẻ, đầu tƣ vào các đối tƣợng chi phí nhƣ: giống cây, con giống, thuốc bảo vệ thực vật… Hơn nữa, tâm lý của ngƣời dân họ không muốn khoản vay của họ kéo dài quá lâu, họ muốn vay trong ngắn hạn để mức lãi suất thấp hơn và trong khoản thời gian ngắn họ sẽ có đủ tiền để trả Ngân hàng. Doanh số cho vay của Ngân hàng chịu ảnh hƣởng bởi sự tác động của lãi suất cho vay nhìn chung lãi suất cho vay đều giảm qua các năm là nguyên nhân chính làm cho doanh số cho vay tăng (ngoại trừ năm 2013). Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng không tăng giảm theo một chiều hƣớng nhất định mà biến đổi không ổn định dựa theo sự xét đoán của Ngân hàng cụ thể năm 2011, doanh số cho vay là 412.184 triệu đồng, năm 2012 là 426.664 triệu đồng tăng 14.480 triệu đồng tƣơng đƣơng 3,51% so với năm 2011 do trong năm này ngƣời dân áp dụng mô hình sản xuất kinh doanh chạy theo tiến độ khoa học kỹ thuật dẫn đến sự xuất hiện của các ngành kinh doanh dịch vụ nên nhu cầu vốn trong địa bàn huyện tăng, ngoài ra do Ngân hàng thực hiện chỉ thị chung của huyện là “các TCTD tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Quan tâm thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh và nhân dân vay vốn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cần chú ý, quan tâm đến việc cho vay đối với hộ nghèo, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện” dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn tăng. Đến năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn giảm 17.200 triệu đồng, đạt còn 409.464 triệu đồng do ảnh hƣởng của nguồn vốn huy động có thời hạn từ 12 tháng trở xuống giảm (giảm 12.161 triệu đồng) Ngân hàng chủ yếu đẩy mạnh nguồn vốn huy động có thời hạn trên 12 tháng nên chủ yếu ngân hàng tập trung cho vay trung hạn trong năm này (vì cho vay trung hạn tính sinh lời cao hơn cho vay ngắn hạn) ngoài ra do lãi suất suất vay ngắn hạn đầu năm 2013 có sự thay đổi tăng 0,08%/tháng làm ảnh hƣởng đến tâm lý chung của ngƣời đi vay khi có sự so sánh lãi suất với giai đoạn trƣớc đó. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 đạt 261.394 triệu đồng tăng 37.146 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng với 16,56% so với 6 tháng đầu năm 2013. Qua bảng doanh số cho vay ta thấy Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn vì vậy đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng khi cần vốn để tiến hành mua bán nhỏ hoặc tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên có sự biến động trong tổng doanh số cho vay nhƣng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm ƣu thế, điều đó hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế từng năm, phù hợp với chính

33

sách quy định của NHNN cũng nhƣ hạn chế tối đa rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

Doanh số cho vay trung hạn

Việc mở rộng cho vay trung hạn đảm bảo tình hình thu nợ cũng nhƣ tỷ lệ dƣ nợ xấu, đƣa khách hàng vào phƣơng án sản xuất cụ thể, thúc đẩy sự phát triển theo hƣớng nâng dần chất lƣợng. Từ những lợi ích đó, NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung hạn do vậy doanh số cho vay trung hạn của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay trung hạn đạt 54.593 triệu đồng. Năm 2012, doanh số cho vay có sự gia tăng mạnh, tăng gấp 3 lần so với năm 2011 đạt 171.959 triệu đồng do lãi suất cho vay liên tục giảm, bên cạnh đó do huyện đã mở rộng hệ thống kênh rạch, làm hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, khuyến khích ngƣời dân, sản xuất phát triển, thêm vào đó ở những vùng có nƣớc ngập mặn, ven biển nhƣ: Mỹ Long, Hiệp Mỹ, Bình Tân… ngoài nuôi tôm sú nhiều hộ còn nuôi thả cá, cua, nghêu… và thu về lợi nhuận rất cao cho gia đình (theo báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 2012 của Huyện ủy Cầu Ngang tổng sản lƣợng thủy sản của huyện đạt 163.611 tấn, đạt 103% so với kết hoạch) từ đó thúc đẩy nhu cầu vay vốn của những hộ khác tăng cao nhằm cải thiện kinh tế gia đình. Năm 2013, doanh số cho vay tiếp tục tăng đạt 197.334 triệu đồng tăng 14,76% so với năm 2012 do trong năm này có nhiều đối tƣợng làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có vòng vốn nhanh nên chi nhánh cũng đã xem xét đầu tƣ mở rộng vì tuy có rủi ro do đặc điểm thu hồi vốn trong nhiều năm nhƣng cho vay trung hạn đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã chuyển hƣớng trong cơ cấu đầu tƣ, một mặt vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn trong cho vay ngắn hạn đối với hộ có khả năng và nhu cầu thiết yếu. Mặt khác, chuyển qua cho vay trung hạn nhằm giúp đỡ nhiều hộ khó khăn nhƣ: thiên tai, hộ nghèo… có nguồn vốn trong thời gian tƣơng đối để tập trung đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, cải tạo kinh tế gia đình, nâng cao mức sống của ngƣời dân trong huyện, giảm bớt số lƣợng ngƣời thất nghiệp và nạn cho vay “nóng” ở nông thôn hiện nay. Doanh số cho vay trung hạn hạn của 6 tháng đầu năm 2014 giảm mạnh, trong 6 tháng Ngân hàng đã cho vay trung hạn 37.322 triệu đồng, giảm 23.822 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 38,96% so với 6 tháng đầu năm 2013 nguyên nhân là do lƣợng vốn huy động có thời hạn hơn một năm giảm mạnh vào 6 tháng đầu năm này nên Ngân hàng đã hạn chế cho vay với thời hạn dài. Bên cạnh đó, do sự cạnh tranh gay gắt với các TCTD khác mà Ngân hàng đã mất đi một nguồn cho vay lớn đó chính là cán bộ công nhân viên, một bộ phận có nguồn thu nhập ổn định và đáng tin tƣởng để cho vay

34

bằng cách khấu trừ lƣơng sử dụng cho các mục đích nhƣ: sửa nhà, tiêu dùng cá nhân…

Nhìn chung, mặc dù doanh số cho vay trung hạn tăng nhƣng chiếm tỷ trọng rất thấp so với tỷ trọng cho vay ngắn hạn nguyên nhân là cho vay trung hạn chứa nhiều rủi ro và việc thẩm định phức tạp, bên cạnh đó Ngân hàng chƣa huy động đƣợc nhiều nguồn vốn có thời hạn dài nên nếu Ngân hàng đẩy mạnh cho vay cho trung hạn quá nhiều sẽ buộc Ngân hàng phải sử dụng đến vốn điều chuyển trong khi chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn chi phí huy động vốn tại địa phƣơng.

Bảng 4.3: Diễn biến lãi suất cho vay tại NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang từ năm 2011 đến 6/2014

Đơn vị tính: %/năm

Ngày áp dụng Lãi suất ngắn hạn Lãi suất trung hạn 01/2011 17,5 19,5 09/2011 19,0 20,5 11/2011 16,0 18,5 05/2012 15,0 18,0 10/2012 11,0 13,0 04/2013 12,0 15,0 10/2013 10,0 13,0 01/2014 9,0 12,0 04/2014 8,0 11,0

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang, 2011-6/2014

Nhìn chung mặt bằng lãi suất cho vay của Ngân hàng đều giảm qua các năm là yếu tố quan trọng giúp doanh số cho vay của Ngân hàng tăng, bên cạnh đó làm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng đối với những NHTM khác trên địa bàn.

Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang trong 3 năm (2011 – 2013)

và 6 tháng đầu năm (2013 – 2014) 88,30% 71,27% 67,48% 78,58% 87,51% 11,70% 28,73% 32,52% 21,42% 12,49% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Ngắn hạn Trung hạn

35

4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng

Bảng 4.4.1:Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang trong 3 năm (2011 – 2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang, 2011-6/2014

Bảng 4.4.2:Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang trong 6 tháng đầu năm (2013 -2014)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang, 2011-6/2014

Doanh số cho vay cá nhân, hộ gia đình

Các cá nhân, hộ gia đình bao gồm những ngƣời nông dân là chủ yếu hoặc là những ngƣời làm công việc mua bán, họ vay vốn của Ngân hàng với mục đích là: chăn nuôi heo, bò, mua máy nông nghiệp, tiêu dùng, kinh doanh và sửa chữa nhà... Năm 2011, doanh số cho vay cá nhân, hộ gia đình đạt 455.301 triệu đồng giải quyết cho nhiều lƣợt hộ vay giúp họ có nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng... Vào năm 2012 doanh số cho vay tiếp tục tăng 26,79% so với năm 2011 đạt 577.274 triệu đồng. Doanh số này tiếp tục tăng ở năm 2013 đạt 591.980 triệu đồng, tăng 14.706 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân tăng của doanh số cho vay theo cá nhân, hộ gia đình là do trong các năm vừa qua đối tƣợng này có tình hình tài chính lành mạnh cũng nhƣ thu nhập trong những năm qua tăng cao, có tài sản thế chấp đảm bảo (thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội và Chỉ thị số

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch

2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Cá nhân, hộ gia đình 455.301 577.274 591.980 121.973 26,79 14.706 2,55 Doanh nghiệp tƣ nhân 8.606 9.150 12.168 544 6,32 3.018 32,98 Hợp tác xã 2.870 12.199 2.650 9.329 325,05 (9.549) (78,28) Tổng 466.777 598.623 606.798 131.846 28,25 8.175 1,37

Chỉ tiêu 6T2013 6T2014 Chênh lệch (6T2014-6T2013)

Số tiền %

Cá nhân, hộ gia đình 278.222 289.716 11.494 4,13

Doanh nghiệp tƣ nhân 5.220 7.600 2.380 45,59

Hợp tác xã 1.950 1.400 (550) (28,21)

36

1474/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên phạm vi cả nƣớc), ngoài ra tình hình kinh tế ổn định, ngƣời dân chủ động gia tăng sản xuất, gia tăng đàn vật nuôi, mạnh dạn đầu tƣ thêm giống cây trồng vật nuôi mới, mua máy móc trang thiết bị mới phục vụ sản xuất.. đã tạo điều kiện cho việc cấp tín dụng phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, từ việc thu đƣợc lợi nhuận cao trong nghề nuôi tôm sú ở các xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông đã đẩy mạnh nhu cầu vốn vay nuôi tôm của nông hộ ở các vùng lân cận (theo trang tin điện tử huyện Cầu Ngang trên địa bàn huyện có 5.458 lƣợt hộ thả nuôi hơn 508 triệu con tôm sú giống, tôm chân trắng 60-70 con/kg đƣợc mua với giá cao nhất 165.000 đồng/kg, cỡ 100-110 con/kg có giá 140.000 đồng/kg, riêng tôm su cỡ 40-50 con/kg giá 260.000 đồng/kg, cỡ 70-80 con/kg giá 210.000 đồng/kg. Mức giá này cao gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái và là giá cao nhất từ trƣớc đến nay). Điều này cho thấy ngƣời dân càng làm ăn phát đạt thì hoạt động cho vay của Ngân hàng càng tăng, ngƣợc lại Ngân hàng cho vay càng nhiều thì ngƣời dân càng có nhiều vốn để sản xuất, vƣơn lên khá giàu góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.

6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay cá nhân, hộ gia đình tăng mạnh do giá bò tại thời điểm này tăng cao, các nông hộ có nhu cầu vay vốn lớn để mua bán, chăn nuôi bò do đó doanh số cho vay đối với đối tƣợng tăng này tăng 4,13% so với 6 tháng đầu năm 2013 đạt 289.716 triệu đồng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)