Phân tích tình hình nhân sự tại NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 31)

Ngang

Bảng 3.1 Tình hình nhân sự theo độ tuổi, trình độ, giới tính

tại NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang từ năm 2011 đến 6/2014

Nội dung 2011 2012 2013 6/2014 Độ tuổi + Trên 45 12 13 13 13 + Từ 30 đến dƣới 45 16 15 16 16 + Dƣới 30 7 9 11 12 Trình độ + Đại học 23 29 33 33 + Dƣới đại học 12 08 07 07 Giới tính + Nữ 15 17 19 19 + Nam 20 20 21 21

20

Sự phát triển và lợi ích của Ngân hàng gắn liền với cán bộ, nhân viên do vậy cơ cấu nhân sự của một ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Ngân hàng nên bố trí công việc thích hợp đặc điểm của mỗi cán bộ, nhân viên để có thể mang lại hiệu quả công việc cao nhất trong công việc do trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng khách hàng thƣờng xuyên tiếp xúc, giao dịch với nhân viên, mọi thái độ, phong cách làm việc của nhân viên có quyết định ảnh hƣởng đến hình ảnh và uy tín của Ngân hàng.

+ Cán bộ và nhân viên của Ngân hàng tập trung ở độ tuổi trên 45 khá nhiều nên có nhiều kinh nghiệm, thấu hiểu đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của khách hàng để đƣa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp nhƣng với tình hình nhân sự có độ tuổi cao khiến Ngân hàng gặp nhiều khó khăn nhƣ ngƣời trung niên khó tiếp thu đƣợc khoa học kỹ thuật, không năng động nhƣ ngƣời trẻ tuổi, chƣa thật sự nhạy bén với môi trƣờng kinh doanh hiện đại do đó dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo. Để trẻ hóa đội ngũ nhân viên, Ngân hàng đều tuyển thêm những cán bộ, nhân viên trẻ tuổi có trình độ (số cán bộ, nhân viên có độ tuổi dƣới 30 đều tăng qua các năm) nhằm kết hợp giữa sự năng động nhiệt tình của nhân viên trẻ cùng với kinh nghiệm lâu năm của nhân viên lớn tuổi để nâng cao hiệu quả lao động của Ngân hàng.

+ Trong những năm gần đây, Ngân hàng chỉ tuyển cán bộ, nhân viên tốt nghiệp đại học nhằm đảm bảo cho mặt bằng trình độ chung của Ngân hàng (năm 2012, Ngân hàng tuyển thêm 02 nhân viên sau đó tiếp tục tuyển thêm 03 nhân viên trong năm 2013), cán bộ nhân viên có trình độ cao sẽ nhanh chóng tiếp thu các nghiệp vụ Ngân hàng, tránh đƣợc những sai lầm trong công việc do đƣợc đào tạo bài bản, ngoài ra cán bộ, nhân viên của Ngân hàng còn đƣợc đào tạo qua các lớp nghiệp vụ của Ngân hàng để có thể nắm vững hơn quy trình tín dụng ngày càng đổi mới và hoàn thiện. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần có kế hoạch đƣa nhân viên chƣa đạt chuẩn đi đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ theo yêu cầu.

+ Ngân hàng có tổng số cán bộ, nhân viên là 40 ngƣời trong đó nữ là 19 ngƣời ít hơn số cán bộ, nhân viên nam 02 ngƣời. Trong những năm gần đây Ngân hàng chủ yếu tuyển thêm cán bộ, nhân viên là nữ. Ngân hàng luôn cố gắng tạo sự thuận tiện trong công việc cho cán bộ nhân viên từ đó có thể phát huy thế mạnh của mình. Ngân hàng thƣờng bố trí nữ tại phòng kế toán – ngân quỹ thực hiện giao dịch với khách hàng do ƣu điểm của nhân viên nữ thƣờng khéo léo trong cƣ xử, tạo cảm giác thoải mái, thân thiện đối với khách hàng. Đặc biệt đối với cán bộ tín dụng, Ngân hàng thƣờng bố trí cán bộ, nhân viên nam do đặc điểm phải thƣờng xuyên đi khảo sát địa bàn, tạo quan hệ tiếp xúc với khách hàng.

21

3.3 QUY TRÌNH XÉT DUYỆT VÀ QUY ĐỊNH CHO VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CẦU NGANG

3.3.1 Quy trình xét duyệt cho vay

Quy trình xét duyệt cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Ngang căn cứ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam để vừa đảm bảo tính pháp lý vừa để an toàn vốn khi xét duyệt cho vay.

(8)

(1) (2) (7) (6)

(3) (5)

(4)

Sơ đồ 3.2 Quy trình xét duyệt cho vay của NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang

(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng gặp trực tiếp cán bộ tín dụng phụ trách trình bày dự án kinh doanh của mình và các giấy tờ có liên quan nhƣ chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình.

(2) Cán bộ tín dụng địa bàn xem xét tính khả thi của dự án và các giấy tờ có liên quan. Sau khi thẩm định dự án có khả thi và các giấy tờ đều hợp lệ theo quy định thì phát hồ sơ, và hƣớng dẫn khách hàng ghi nội dung vào bộ hồ sơ vay vốn. Sau khi khách hàng đã hoàn tất nội dung cần thiết của bộ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng hoàn chỉnh hồ sơ, ký tên vào hồ sơ và chuyển nhƣợng cho trƣởng phòng tín dụng.

(3) Trƣởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ do cán bộ tín dụng trình lên, tiến hành xem xét tái thẩm định, ghi ý kiến tiến hành phê duyệt nếu hồ sơ đủ điều kiện.

(4) Hồ sơ đƣợc trình lãnh đạo phê duyệt trên cơ sở thẩm định của cán bộ tín dụng và trƣởng phòng tín dụng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.

(5) Sau đó, hồ sơ đƣợc chuyển cho cán bộ phụ trách.

Trƣởng Phòng Tín Dụng Khách Hàng Cán bộ tín dụng Kiểm Ngân Phòng Kế Toán Giám Đốc

22

(6) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ đƣợc duyệt cho phòng kế toán.

(7) Phòng kế toán sau khi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra lại tính pháp lý và sự đầy đủ hồ sơ theo quy định, nếu đảm bảo thì mở sổ lƣu cho vay, lƣu giữ hồ sơ theo quy định, làm thủ tục giải ngân, sau đó chuyển hồ sơ sang thủ quỹ.

(8) Thủ quỹ căn cứ hồ sơ chi tiền do kế toán chuyển qua tiến hành giải ngân cho khách hàng và lƣu trữ hồ sơ. Để đảm bảo cho vay đúng mục đích, sau khi phát tiền vay cho khách hàng, Ngân hàng cử cán bộ tín dụng kiểm tra sử dụng vốn vay để giám sát việc sử dụng vốn có đúng mục đích mà khách hàng đã cam kết hay không.

3.3.2 Quy định cho vay 3.3.2.1 Đối tƣợng cho vay 3.3.2.1 Đối tƣợng cho vay

Khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT: là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam và nƣớc ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống trong nƣớc và nƣớc ngoài gồm:

- Khách hàng là tổ chức:

+ Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp. + Hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã

+ Doanh nghiệp nƣớc ngoài thành lập và hoạt động theo luật nƣớc ngoài thực hiện các dự án phƣơng án tại Việt Nam.

+ Các đơn vị sự nghiệp có thu, các tổ chức khác là pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.

+ Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình; tổ hợp tác Việt Nam. + Khách hàng là cá nhân nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam.

3.3.2.2 Mức cho vay

NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Ngang căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo (đối với khoản cho vay áp dụng đảm bảo bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để quyết định mức cho vay đối với nhu cầu vốn vay của khách hàng.

23

Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cụ thể nhƣ sau:

+ Cho vay ngắn hạn thực hiện phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn.

+ Cho vay trung hạn thực hiện dự án đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.

+ Cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống (bao gồm cả ngắn hạn, trung hạn): khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn.

3.3.2.3 Thời gian thẩm định và phê duyệt cho vay

Thời gia thẩm định và cho vay tối đa kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thông tin cần thiết nhƣ sau:

Cho vay ngắn hạn: tối đa 5 ngày làm việc. Cho vay trung hạn: tối đa 10 ngày làm việc.

3.4 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH TRÀ VINH

3.4.1 Thuận lợi

Cầu Ngang là một huyện nông thôn của tỉnh Trà Vinh nằm ở phía nam sông Tiền, cách trung tâm tỉnh khoảng 24km. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 32.179 ha, dân số là 136.244 ngƣời (năm 2005). Trong đó, ngƣời khơme chiếm khoảng 35%. Huyện Cầu Ngang có 13 xã, 2 thị trấn. Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đó là thế mạnh của huyện, ngoài ra huyện còn một số ngành nghề kết hợp đang phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Là một huyện nằm giáp biển nên Cầu Ngang có điều kiện thuận lợi trong việc đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện tăng trƣởng và phát triển ổn định, đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện và nâng cao.

3.4.2 Khó khăn

Diễn biến thời tiết trong địa bàn huyện phức tạp. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá phá hoại cây lúa gây thiệt hại cho ngƣời dân, dịch bệnh ở tôm chƣa có biện pháp khắc phục, dịch bệnh gia súc gia cầm ảnh hƣởng xấu đến việc chăn nuôi của ngƣời dân từ đó ảnh hƣởng chung đến sự phát triển kinh tế chung của huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện chậm do trình độ chung của ngƣời dân trong vùng còn thấp, nhu cầu tái cấp vốn cho ngƣời dân sản xuất còn hạn chế, giá cả thị trƣờng tăng cao, nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do không chủ động đánh giá đƣợc chi phí đầu vào.

24

3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6/2014

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phản ánh nổ lực của Ngân hàng dƣới nhiều nhân tố. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc có tầm quan trọng đặc biệt. Nhà quản lý thông qua thực trạng hoạt động của Ngân hàng và các nhân tố tác động đến thực trạng, so sánh với các Ngân hàng khác để thúc đẩy cạnh tranh. Ngoài ra, Ngân hàng cần phải làm rõ mục tiêu phải làm đƣợc, các nguyên nhân gây hoạt động kém hiệu quả trong thời gian qua để lập kế hoạch tiến hành thay đổi kịp thời. Tổng hợp những yếu tố trên sẽ giúp cho nhà quản lý tính toán, dự trù các yếu tố hình thành nên kết quả. Chính vì vậy việc thƣờng xuyên theo dõi và phân tích các chỉ tiêu kết quả rất quan trọng nhằm đánh giá hoạt động trong thời gian đã qua và có phƣơng hƣớng cho hoạt động kỳ tới.

Bảng 3.2.1:Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang trong 3 năm (2011-2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang, 2011-6/2014

Bảng 3.2.2:Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang trong 6 tháng đầu năm (2013-2014)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang, 2011-6/2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch

2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Tổng thu 74.704 75.349 56.632 645 0,86 (18.717) (24,84) + Thu từ lãi 69.431 57.520 47.731 (11.911) (17,16) (9.798) (17,02) + Thu ngoài lãi 5.273 17.829 8.901 12.556 238,12 (8.928) (50,08) Tổng chi 61.662 58.341 47.057 (3.321) (5,38) (11.284) (19,34) + Chi trả lãi 42.743 44.301 36.225 1.558 3,65 (8.076) (18,23) + Chi ngoài lãi 18.919 14.040 10.832 (4.879) (25,79) (3.208) (22,85) Chênh lệch thu - chi 13.042 17.008 9.575 3.966 30,41 (7.433) (43,7)

Chỉ tiêu 6T2013 6T2014 Chênh lệch (6T2014-6T2013)

Số tiền %

Tổng thu 28.434 40.329 11.895 41,83

+ Thu từ lãi 27.982 28.172 190 0,68

+ Thu ngoài lãi 452 12.157 11.705 2.589,6

Tổng chi 23.779 41.866 18.087 76,06

+ Chi trả lãi 18.445 20.846 2.401 13,02

+ Chi ngoài lãi 5.334 21.020 15.686 294,08

25

Về thu nhập

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy thu nhập của Ngân hàng có sự biến động. Năm 2011, tổng thu nhập là 74.704 triệu đồng đến năm 2012 tăng 645 triệu đồng tƣơng đƣơng 0,86% do nguồn thu từ dịch vụ của ngân hàng tăng. Đến năm 2013, tổng thu nhập giảm mạnh chỉ còn 56.632 triệu đồng, giảm tƣơng đƣơng 24,84%. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh này là do thu nhập của hoạt động tín dụng, khoản thu này luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động của Ngân hàng giảm so với năm 2012 làm cho tổng thu nhập cũng giảm đáng kể. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tổng thu nhập của ngân hàng đã lên đến 40.329 triệu đồng, tăng 11.895 triệu đồng tƣơng đƣơng 41,83% so với 6 tháng đầu năm 2013.

Về chi phí

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2011- 2013, ta thấy tổng chi phí của ngân hàng đều giảm qua các năm. Năm 2011, tổng chi phí của Ngân hàng là 61.662 triệu đồng trong đó chi phí trả lãi chiếm 42.743 triệu đồng chiếm tỷ trọng 69,32%, chi phí ngoài lãi là 18.919 triệu đồng. Đến năm 2012, tổng chi phí giảm còn 58.341 triệu đồng nguyên nhân của sự giảm chi là do ngân hàng tận dụng các nguồn vốn huy động tại chỗ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán không ngừng tăng trƣởng tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí làm tổng chi phí giảm mặc dù tổng chi phí giảm nhƣng chi phí trả lãi tăng do có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn nên chi nhánh đã đƣa ra sản phẩm dịch vụ mới nhƣ tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm bảo đảm bằng vàng... nên đã thu hút khách hàng đến gửi tiền ngày càng nhiều làm cho chi lãi tiền gửi tăng lên. Năm 2013, tổng chi phí Ngân hàng là 47.057 triệu đồng giảm tƣơng đƣơng 19,34% so với cùng kỳ 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tổng chi phí tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2013 do trong năm này ngân hàng tiến hành tăng lƣơng, đồng thời chi dịch vụ, chi dự phòng rủi ro cũng tăng nên làm cho tổng chi phí tăng. Vì vậy, ngân hàng cần phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ khoản chi của mình.

Chênh lệch thu – chi

Trong ba năm gần đây, do ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn thách thức ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Nhìn chung chênh lệch thu – chi của Ngân hàng biến động mạnh. Năm 2011, chênh lệch thu – chi của Ngân hàng đạt 13.042 triệu đồng. Đến năm 2012, chênh lệch này tăng 3.966 triệu đồng tƣơng đƣơng 30,41% so với năm 2011. Kết quả này cho thấy hiệu quả hoạt động của Ngân

26

hàng trong việc cân đối giữa thu nhập và chi phí. Năm 2013, chênh lệch thu – chi của Ngân hàng giảm mạnh chỉ còn 9.575 triệu đồng, giảm tƣơng đƣơng 43,7% do thu từ lãi và ngoài lãi của Ngân hàng đồng thời giảm. Vào 6 tháng đầu năm 2014, tổng chi của Ngân hàng lớn hơn tổng thu nên Ngân hàng lỗ 1.537 triệu đồng, song song cùng với sự gia tăng của thu nhập thì chi phí của ngân hàng cũng tăng thậm chí vƣợt cả thu nhập do chi ngoài lãi (trích dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí dịch vụ, tăng lƣơng) trong 6 tháng đầu năm tăng mạnh làm cho chênh lệch thu – chi của Ngân hàng âm.

Hình 3.1 Biểu đồ chênh lệch thu - chi của NHNo&PTNT

huyện Cầu Ngang trong 3 năm (2011-2013) và 6 tháng đầu năm (2013-2014) -20.000 -15.000 -10.000 -5.000 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 T ri ệu đ n g

Chênh lệch thu-chi từ lãi Chênh lệch thu-chi ngoài lãi

27

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)