PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 27)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu do NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh cung cấp về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (2011-6/2014)

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Dùng biểu đồ, biểu bảng để biểu diễn sự thay đổi của hoạt động tín dụng đƣa ra nhận xét, kết luận.

- Dùng kỹ thuật so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối để đánh giá về hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

+ Điều kiện so sánh:

Phản ánh cùng nội dung kinh tế. Sử dụng cùng phƣơng pháp tính toán Cùng một đơn vị đo lƣờng

+ Kỹ thuật so sánh số tuyệt đối:

Mức biến động của chỉ tiêu = trị số kỳ phân tích – trị số kỳ so sánh (2.7) + Kỹ thuật so sánh số tƣơng đối:

Trị số kỳ phân tích

Số tƣơng đối (%) = x 100% (2.8) Trị số kỳ so sánh

- Dùng các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. - Tổng hợp các số liệu thu thập kết hợp với kết quả đã phân tích nhằm đƣa ra giải pháp phù hợp.

16

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

3.1.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam

NHNo&PTNT Việt Nam thành lập năm 1988 theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

NHNo&PTNT Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định vai trò là NHTM lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nƣớc, dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lƣới hoạt động, số lƣợng khách hàng. Đến ngày 31/12/2013, NHNo&PTNT Việt Nam có tổng tài sản 705.365 tỷ đồng, vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng, tổng nguồn vốn 626.390 tỷ đồng, tổng dƣ nợ 530.600 tỷ đồng, đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 ngƣời, gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, là một trong số các Ngân hàng có quan hệ Ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với hơn 1.034 Ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ.

NHNo&PTNT Việt Nam luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ Ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lƣới dịch vụ Ngân hàng tiên tiến. NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, NHNo&PTNT Việt Nam đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam đang có khoảng 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp.

Với vị thế là NHTM đầu tiên Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam đã, đang và không ngừng nổ lực hết mình, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nƣớc.

17

3.1.2 Giới thiệu về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Ngang

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh đƣợc thành lập theo quyết định số 340/QĐ NHNo – 02 ngày 19 tháng 06 năm 1998 của NHNo&PTNT Việt Nam thuộc hệ thống quản lí điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam.

Trụ sở chính tại: 262 đƣờng 3/2, tổ 3, khóm Thống Nhất, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Tính chất hoạt động: Là một chi nhánh loại III trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Trà Vinh, thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam.

Về quy mô và hình thức tổ chức: Tại chi nhánh có 04 phòng:

+ Hai phòng giao dịch: Phòng giao dịch thị trấn Cầu Ngang và phòng giao dịch thị trấn Mỹ Long.

+ Hai phòng chuyên đề: Phòng kế toán – ngân quỹ, phòng tín dụng. Phạm vi hoạt động: Gồm 15 đơn vị hành chính (13 xã và 2 thị trấn) Chức năng chủ yếu là huy động vốn và cho vay sản xuất. Qua nhiều năm hoạt động, Ngân hàng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về vốn hoạt động của địa phƣơng góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện.

3.2 CƠ CẤU NHÂN SỰ 3.2.1 Cơ cấu tổ chức 3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự của NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang

Phòng GD TT Mỹ Long Phòng GD TT Cầu Ngang Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Tín Dụng Phó Giám Đốc

18

+ Giám đốc: Là ngƣời đại diện pháp nhân, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Chức năng của Giám đốc gồm:

Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Tổ chức chỉ đạo, thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ theo chỉ đạo của Giám đốc Ngân hàng tỉnh.

Quyết định các vấn đề liên quan đến việc tổ chức bổ nhiệm, khen thƣởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên và chịu trách nhiệm trƣớc NHNo&PTNT cấp trên.

Quyết định về việc đầu tƣ trong giới hạn Tổng Giám đốc ủy quyền, ký các văn bản về tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động Ngân hàng.

Chịu trách nhiệm về tài sản, vốn, tổ chức cán bộ, báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ ủy quyền.

+ Phó Giám đốc: Là ngƣời tham mƣu chính cho Giám đốc trong công tác điều hành và kinh doanh của Ngân hàng.

Đƣợc ủy quyền phụ trách và chịu trách nhiệm trong công tác tín dụng. Đƣợc ủy quyền xử lý mọi công việc thay Giám đốc khi cần thiết.

+ Phòng giao dịch Mỹ Long: Là phòng giao dịch cấp IV liên xã, chịu sự quản lý và điều hành của NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang. Thực hiện nhiệm vụ cho vay, huy động vốn, chi trả kiều hối, hoạch toán thanh toán các nhiệm vụ độc lập nhƣng phải tuân thủ các quy định, quy chế của NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Phòng giao dịch thị trấn Cầu Ngang: Trực thuộc NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang, chịu sự chỉ đạo và điều hành của Ban giám đốc.

+ Kiểm tra viên: Kiểm tra, giám sát chấp hành các chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc về các điều lệ hoạt động của Ngân hàng và công tác tài chính của các phòng ban.

+ Phòng kế toán – ngân quỹ:

Phòng kế toán: Tổ chức theo dõi hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chế độ quy định tài chính hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ mọi tình hình biến động của tài sản Có, tài sản Nợ do đơn vị quản lý.

19

Tổng hợp, xử lý, cung cấp, lƣu trữ thông tin tại chi nhánh, phân tích hoạt động tài chính và tham mƣu cho ban lãnh đạo trong công tác quản lý vốn, tài chính, tài sản.

Phòng ngân quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về thu chi và vận chuyển tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài sản, giấy tờ có giá, bảo quản tài sản thế chấp.

+ Phòng tín dụng: Xây dựng chiến lƣợc huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, chỉ đạo của Ngân hàng tỉnh và chỉ đạo của Chính phủ.

Làm tham mƣu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh định hƣớng cho hoạt động của đơn vị. Chủ động tìm kiếm các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ.

Xây dựng chƣơng trình dự án, thẩm định dự án, lựa chọn phƣơng án kinh doanh khả thi để đầu tƣ.

Tổ chức xử lí rủi ro và phòng ngừa rủi ro, thực hiện báo cáo kết quả tháng, quý, năm, tổng hợp thông tin kinh tế và quản lý khách hàng.

Chịu trách nhiệm mở các sổ sách theo dõi các khoản nợ để định hƣớng thu kịp thời mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

3.2.2 Phân tích tình hình nhân sự tại NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang Ngang

Bảng 3.1 Tình hình nhân sự theo độ tuổi, trình độ, giới tính

tại NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang từ năm 2011 đến 6/2014

Nội dung 2011 2012 2013 6/2014 Độ tuổi + Trên 45 12 13 13 13 + Từ 30 đến dƣới 45 16 15 16 16 + Dƣới 30 7 9 11 12 Trình độ + Đại học 23 29 33 33 + Dƣới đại học 12 08 07 07 Giới tính + Nữ 15 17 19 19 + Nam 20 20 21 21

20

Sự phát triển và lợi ích của Ngân hàng gắn liền với cán bộ, nhân viên do vậy cơ cấu nhân sự của một ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Ngân hàng nên bố trí công việc thích hợp đặc điểm của mỗi cán bộ, nhân viên để có thể mang lại hiệu quả công việc cao nhất trong công việc do trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng khách hàng thƣờng xuyên tiếp xúc, giao dịch với nhân viên, mọi thái độ, phong cách làm việc của nhân viên có quyết định ảnh hƣởng đến hình ảnh và uy tín của Ngân hàng.

+ Cán bộ và nhân viên của Ngân hàng tập trung ở độ tuổi trên 45 khá nhiều nên có nhiều kinh nghiệm, thấu hiểu đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của khách hàng để đƣa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp nhƣng với tình hình nhân sự có độ tuổi cao khiến Ngân hàng gặp nhiều khó khăn nhƣ ngƣời trung niên khó tiếp thu đƣợc khoa học kỹ thuật, không năng động nhƣ ngƣời trẻ tuổi, chƣa thật sự nhạy bén với môi trƣờng kinh doanh hiện đại do đó dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo. Để trẻ hóa đội ngũ nhân viên, Ngân hàng đều tuyển thêm những cán bộ, nhân viên trẻ tuổi có trình độ (số cán bộ, nhân viên có độ tuổi dƣới 30 đều tăng qua các năm) nhằm kết hợp giữa sự năng động nhiệt tình của nhân viên trẻ cùng với kinh nghiệm lâu năm của nhân viên lớn tuổi để nâng cao hiệu quả lao động của Ngân hàng.

+ Trong những năm gần đây, Ngân hàng chỉ tuyển cán bộ, nhân viên tốt nghiệp đại học nhằm đảm bảo cho mặt bằng trình độ chung của Ngân hàng (năm 2012, Ngân hàng tuyển thêm 02 nhân viên sau đó tiếp tục tuyển thêm 03 nhân viên trong năm 2013), cán bộ nhân viên có trình độ cao sẽ nhanh chóng tiếp thu các nghiệp vụ Ngân hàng, tránh đƣợc những sai lầm trong công việc do đƣợc đào tạo bài bản, ngoài ra cán bộ, nhân viên của Ngân hàng còn đƣợc đào tạo qua các lớp nghiệp vụ của Ngân hàng để có thể nắm vững hơn quy trình tín dụng ngày càng đổi mới và hoàn thiện. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần có kế hoạch đƣa nhân viên chƣa đạt chuẩn đi đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ theo yêu cầu.

+ Ngân hàng có tổng số cán bộ, nhân viên là 40 ngƣời trong đó nữ là 19 ngƣời ít hơn số cán bộ, nhân viên nam 02 ngƣời. Trong những năm gần đây Ngân hàng chủ yếu tuyển thêm cán bộ, nhân viên là nữ. Ngân hàng luôn cố gắng tạo sự thuận tiện trong công việc cho cán bộ nhân viên từ đó có thể phát huy thế mạnh của mình. Ngân hàng thƣờng bố trí nữ tại phòng kế toán – ngân quỹ thực hiện giao dịch với khách hàng do ƣu điểm của nhân viên nữ thƣờng khéo léo trong cƣ xử, tạo cảm giác thoải mái, thân thiện đối với khách hàng. Đặc biệt đối với cán bộ tín dụng, Ngân hàng thƣờng bố trí cán bộ, nhân viên nam do đặc điểm phải thƣờng xuyên đi khảo sát địa bàn, tạo quan hệ tiếp xúc với khách hàng.

21

3.3 QUY TRÌNH XÉT DUYỆT VÀ QUY ĐỊNH CHO VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CẦU NGANG

3.3.1 Quy trình xét duyệt cho vay

Quy trình xét duyệt cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Ngang căn cứ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam để vừa đảm bảo tính pháp lý vừa để an toàn vốn khi xét duyệt cho vay.

(8)

(1) (2) (7) (6)

(3) (5)

(4)

Sơ đồ 3.2 Quy trình xét duyệt cho vay của NHNo&PTNT huyện Cầu Ngang

(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng gặp trực tiếp cán bộ tín dụng phụ trách trình bày dự án kinh doanh của mình và các giấy tờ có liên quan nhƣ chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình.

(2) Cán bộ tín dụng địa bàn xem xét tính khả thi của dự án và các giấy tờ có liên quan. Sau khi thẩm định dự án có khả thi và các giấy tờ đều hợp lệ theo quy định thì phát hồ sơ, và hƣớng dẫn khách hàng ghi nội dung vào bộ hồ sơ vay vốn. Sau khi khách hàng đã hoàn tất nội dung cần thiết của bộ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng hoàn chỉnh hồ sơ, ký tên vào hồ sơ và chuyển nhƣợng cho trƣởng phòng tín dụng.

(3) Trƣởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ do cán bộ tín dụng trình lên, tiến hành xem xét tái thẩm định, ghi ý kiến tiến hành phê duyệt nếu hồ sơ đủ điều kiện.

(4) Hồ sơ đƣợc trình lãnh đạo phê duyệt trên cơ sở thẩm định của cán bộ tín dụng và trƣởng phòng tín dụng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.

(5) Sau đó, hồ sơ đƣợc chuyển cho cán bộ phụ trách.

Trƣởng Phòng Tín Dụng Khách Hàng Cán bộ tín dụng Kiểm Ngân Phòng Kế Toán Giám Đốc

22

(6) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ đƣợc duyệt cho phòng kế toán.

(7) Phòng kế toán sau khi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra lại tính pháp lý và sự đầy đủ hồ sơ theo quy định, nếu đảm bảo thì mở sổ lƣu cho vay, lƣu giữ hồ sơ theo quy định, làm thủ tục giải ngân, sau đó chuyển hồ sơ sang thủ quỹ.

(8) Thủ quỹ căn cứ hồ sơ chi tiền do kế toán chuyển qua tiến hành giải ngân cho khách hàng và lƣu trữ hồ sơ. Để đảm bảo cho vay đúng mục đích, sau khi phát tiền vay cho khách hàng, Ngân hàng cử cán bộ tín dụng kiểm tra sử dụng vốn vay để giám sát việc sử dụng vốn có đúng mục đích mà khách hàng đã cam kết hay không.

3.3.2 Quy định cho vay 3.3.2.1 Đối tƣợng cho vay 3.3.2.1 Đối tƣợng cho vay

Khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT: là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam và nƣớc ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống trong nƣớc và nƣớc ngoài gồm:

- Khách hàng là tổ chức:

+ Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp. + Hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã

+ Doanh nghiệp nƣớc ngoài thành lập và hoạt động theo luật nƣớc ngoài thực hiện các dự án phƣơng án tại Việt Nam.

+ Các đơn vị sự nghiệp có thu, các tổ chức khác là pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.

+ Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình; tổ hợp tác Việt Nam. + Khách hàng là cá nhân nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam.

3.3.2.2 Mức cho vay

NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Ngang căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo (đối với khoản cho vay áp dụng đảm bảo bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để quyết định mức cho vay đối với nhu cầu vốn vay của khách hàng.

23

Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cụ thể nhƣ sau:

+ Cho vay ngắn hạn thực hiện phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)