Chi phí sản xuất ở một vụ bắp trung bình 1.000m2 đất canh tác bao gồm chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí giống và chi phí lao động. Từng loại chi phí thì chiếm một tỷ trọng khác nhau trong mô hình, tùy theo hiểu biết về kỹ thuật canh tác của mỗi người.
Qua bảng 4.14 có thể thấy, tổng chi phí bình quân của nông hộ chi ra để trồng bắp trongvụ hè thu năm 2013 là 2.528,89 nghìnđồng/1.000 m2. Trong đó chi phí phân chiếm tỷ trọng cao nhất là 39,42%, tiếp đến là chi phí lao động (bao gồm lao động gia đình) chiếm 34,74% tương ứng là 878,667 nghìn đồng/ 1.000 m2.
Bảng 4.14. Thống kê khoản mục chi phí trong trồng bắp tràng
Đơn vị tính: 1.000 đồng/1000m2
Khoản mục Trung bình Tỷ trọng(%) Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn Chi phí giống 420,783 16,64 580 260 73,499 Chi phí phân bón 996,858 39,42 2.205 537 308,144 Chi phí thuốc 232,583 9,20 500 35 107,835 Chi phí lao động 878,667 34,74 1.200 320 237,726 Tổng chi phí 2.528,89 100 4.485 1.152 727,204
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ nông dân huyện Chợ Mới năm 2013
4.2.1.1 Chi phí giống
Giống là một yếu tố đầu vào không thể thiếu. Chi phí giố ng phụ thuộc vào lượng giống sử dụng và giá giống. Theo kết quả điều tra thì lượng giống gieo sạ phụ thuộc chủ yếu vào mùa vụ và điều kiện thời tiết, lượng giống sử dụng ích khi thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh phá hoại. Còn giá mua giống thì có sự khác biệt đối với từng loại giống khác nhau và cũng tùy thuộc vào nơi cung cấp mà các hộ chọn mua.
Trên địa bàn điều tra 60 hộ trồng bắp thì hộ có chi phí giống cho 1.000 m2 thấp nhất là 260 nghìn đồng, chi phí giống trung bình là 420,783 nghìn đồng và chi phí giống cao nhất là 580 nghìnđồng. Để giảm chi phí cây giống thì nông hộ cần trồng bắp với mật độ phù hợp mà vẫn đảm bảo đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
4.2.1.2 Chi phí phân bón
Chi phí phân bón là tổng số tiền nông hộ bỏ ra mua phân bón cho diện tích sản xuất của họ, chiếm tỷ trọng cao hơn các loại chi phí khác vìđó là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến năng suất của bắp nên nông dân thường sử dụng rất nhiều so với các yếu tố đầu vào khác. Công thức bón, loại phân, thời điểm bón của nông hộ thường là kinh nghiệm của bản thân.
Các loại phân được nông hộ sử dụng nhiều nhất là Ure, DAP, NPK (20 - 20-15), Kali, Lân,…
+ Phân Ure là chất tạo hình của cây bắp được xem là thành phần chủ yếu của protein.
+ Phân lân giúp hình thành các bộ phận mới của cây, kích thích sự phát triển của rễ cây, đẻ nhánh nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều,
giúp rễ cây ăn sâu vào đất, lan rộng ra cchung quanh, chống chịu được hạn và ít đỗ ngã. Lân giúp tăng đặc tính chống chịu với các yếu tố không thuận lợi như: chống rét, chống hạn, một số sâu bệnh…
+ Phân Kali giúp tổng hợp vận chuyển các chất làm cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chống chịu đối với tác động không có lợi từ bên ngoài, chống 1 số bệnh…
Dựa vào bảng 4.14 ta thấy chi phí phân bón trung bình mà hộ sử dụng là 996,858 nghìn đồng/ha chiếm 39,42% trong tổng chi phí. Chi phí cao nhất là 2.205 nghìn đồng/ha và thấp nhất là 537 nghìn đồng/1.000 m2. Chi phí phân bón cũng thay đổi theo lượng sử dụng và giá phân bón trên thị trường. Việc chi phí phân khá cao trong các hộ chủ yếu là do quá trình canh tác lâu năm nên độ màu mỡ của đất cũng giảm theo, việc sản xuất liên tục không cho đất nghỉ ngơi để có thể phục hồi cũng làm cho đất bị thoái hóa nên biện pháp cải thiện chủ yếu của các hộ là sử dụng lượng phân bón tăng lên để có thể cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây nên đẩy chi phí phân lên cao trong tất cả các loại chi phí.
4.2.1.3 Chi phí thuốc BVTV
Trên địa bàn nghiên cứu đa số các nông hộ trồng bắp lấy nguồn phụ phẩm từ bắp để nuôi bò nên các hộ sử dụng rất ít thuốc BVTV trung bình khoảng 232,583 nghìnđồng/1.000 m2 chiếm 9,2% trong tổng chi phí sản xuất. Trong đó, chi phí cao nhất là 500 nghìnđồng/1.000 m2 và thấp nhất là 35 nghìn đồng/1.000 m2. Chi phí thuốc BVTV bao gồm các chi phí như: chi phí thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng, thuốc diệt cỏ…Thời tiết là yếu tố được xem ảnh hưởng đến lượng thuốc BVTV sử dụng của hộ, theo các hộ sản xuất thì vụ hè thu vừa rồi chi phí dành cho thuốc BVTV là tương đối thấp do thời tiết thuận lợi để sản xuất nên ít sâu bệnh gây hại.
4.2.1.4 Chi phí lao động
Chi phí lao động bao gồm lao động gia đình và laođộng thuê, được tính theo ngày công lao động, một ngày công lao động được hiểu là ngày làm việc bình thường có 8 tiếng. Tuy nhiên vì rất khó x ác định số ngày công trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nên chi phí lao động gia đình của nông hộ chỉ có giá trị tương đối. Hầu hết trong quá trình sản xuất từ làm đất, gieo, phun thuốc đều có thuê lao động… Tuy nhiên không phải nông hộ nào cũng vậy, sử dụng lao động nhà sẽ góp phần giảm chi phí rất lớn.
Qua số liệu điều tra được, chi phí lao động (bao gồm lao động gia đình) trung bình của nông hộ 878,667 nghìn 2 chiếm 34,74% trong tổng
chi phí sản xuất. Chi phí lao động cao nhất là 1200 nghìn đồng/1000 m2
và thấp nhất là 320 nghìn đồng/1.000 m2. Những nông hộ có diện tích quá ít thì chủ yếu sử dụng lao động gia đình, chỉ thuê một số khâu cần thiết.
Công lao động
Ngày công lao động cho một vụ bắp trung bình trên 1.000 m2
đất canh tác được xác định là số ngày công lao động thực tế àm nông hộ bỏ ra để sản xuất bắp, bao gồm các khâu: chuẩn bị làm đất, tỉa hạt, làm cỏ, bón phân, xịt thuốc, thu hoạch.
Qua số liệu điều tra được, ngày công lao động trung bình là 10.98 ngày/1.000m2. Chi tiết số ngày công lao động của các nông hộ trồng bắp ở huyện Chợ Mới được thể hiện cụ thể qua bảng 4.15:
Bảng 4.15: Ngày công lao động của nông hộ
Ngày công Tần số Cao nhất Trung bình Thấp nhất 4,00 10,98 15,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế 60 hộ nông dân huyện Chợ Mớ i năm 2013