Đặc điểm chung của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất bắp của nông hộ huyện chợ mới tỉnh an giang (Trang 37)

4.1.1.1 Diện tích trồng bắp của nông hộ

Nguồn lực đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất bắp của nông hộ chủ yếu là đất sở hữu của gia đình. Từ kết quả thu thập được, tổng hợp được bảng số liệu về diện tích đất trồng bắp tràng của nông hộ cụ thể như sau:

Bảng 4.1 Diện tích trồng bắp của nông hộ

ĐVT: công/hộ (1 công = 1000m2)

Diện tích Số hộ Tỷ trọng (%)

Diện tích từ 1 công đến 5 công 32 53,3

Diện tích trên 5 công đến 10 công 25 41,7

Diện tích trên 11 công đến 15 công 2 3,3

Diện tích trên 15 công 1 1,7

Tổng cộng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế từ 60 hộtrồng bắp ở huyện Chợ Mới,2013

Qua bảng kết quả của số liệu điều tra thực tế trên ta thấy, số hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 5 công là chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 53,3% trong tổng số quan sát) và nhóm diện tích cao nhất là từ 16 công trở lên (chỉ chiếm 1,7%trong tổng số 60 mẫu quan sát). Ta thấy rằng quy mô diện tích trồng bắp của các nông hộ tại huyện Chợ Mới không đồng đều và tương đối nhỏ, thực tế điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho nông dân trong việc hình thành vùng chuyên canh và sự thiệt thòi lớn trong sản xuất từ giá cả nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra.

4.1.1.2 Độ tuổi tham gia vào trồng bắp của nông hộ

Bảng 4.2: Tuổi của đáp viên

Độ tuổi Số hộ Cơ cấu(%)

< 30 tuổi 3 5,0 Từ 30 tuổi đến 40 tuổi 19 31,7 Từ 41 tuổi đến 50 tuổi 23 38,3 Từ 51 tuổi đến60 tuổi 13 21,7 > 60 tuổi 2 3,3 Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế từ 60 hộtrồng bắp ở huyện Chợ Mới,2013

Những mẫu phỏng vấn được thể hiện với sự cung cấp thông tin từ chủ hộ chiếm 100% của 60 hộ gia đình. Qua kết quả nghiên cứu thì những ngư ời tham gia vào việc trồng bắp có độ tuổi rất đa dạng nhỏ nhất là 24 tuổi và lớn nhất là 60 tuổi. Tuổi trung bình của 60 hộ được phỏng vấn là 43,87 tuổi. Tuổi của chủ hộ có vai trò quan trọng trong việc trồng bắp, những người trẻ tuy chưa có kinh nghiệm trồng nhiều nhưng dễ tiếp thu những khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng trong sản xuất qua những lần tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật. Còn những chủ hộ có độ tuổi khá cao họ đã tích lũy được kinh nghiệm và khá bảo thủ nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật hơi khó với họ.

4.1.1.3 Số thành viên trong gia đình và số lao động tham gia sản xuất

Qua khảo sát thực tế ở các xã thuộc huyện Chợ Mới, lực lượng lao động tham gia trồng bắp đa phần là lao động gia đình, bình quân một hộ có tổng số nhân khẩu là 5,08 người thì đã có 2,82 người (nhiều nhất là 6 người và ít nhất là 1 người) tham gia trồng bắp.

Bảng 4.3 Số nhân khẩu và lao động của nông hộ

Đơn vị tính: người/hộ Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số nhân khẩu 2 9 5,08 1,51

Số lao động tham gia sản xuất 1 6 2,82 1,14

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộnông dân huyện Chợ Mới năm 2013

Đối với một hoạt động sản xuất bất kỳ thì laođộng tham gia sản xuất là rất cần thiết, đặc biệt là sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đìnhở huyện Chợ Mới, cụ

thể là trong mô hình trồng bắp số lao động tham gia sản xuất được thể hiện rõ qua bảng 4.4 dưới đây:

Bảng 4.4 Số lao động gia đình trực tiếp tham gia sản xuất Số lao động (người) Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%) 1 3 5,0 2 28 46,7 3 12 20,0 4 13 21,7 5 2 3,3 6 2 3,3 Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ nông dân huyện Chợ Mới năm 2013

Quy trìnhđể sản xuất lúa như từ làm đất, tỉa hạt, chăm sóc, thu hoạch là công việc đơn giản nhưng đòi hỏi phải có kỹ thuật, người trồng phải nắm được những kỹ thuật cần thiết ở các giai đoạn và đặc điểm sinh trưởng của cây. Vào lúc làm đất, dọn cỏ và thu hoạch thì đòi hỏi khá nhiều lao động. Và lực lượng lao động chủ yếu là lao động gia đình, với số nhân khẩu cao nhất là 9 người và thấp nhất là 2 người trong một gia đình, trung bình mỗi hộ có 2 người trực tiếp tham gia trồng và chăm sóc bắp. Cụ thể là qua bảng số liệu trên ta thấy đa số hộ có 2 người lao động chiếm tỷ trọng 46,7%, kế đến là 4 người lao động chiếm 21,7% trong tổng số 60 hộ điều tra. Thành phần lao động này thông thường là cha, mẹ hoặc con không đi học. Các thành viên khác không tham gia vào trồng bắp là do các thành viên đó đã tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp để tạo thêm thu nhập cho gia đình như buôn bán, công nhân và người phụ thuộc như trẻ em trong độ tuổi đi học, người lớn không tham gia vào sản xuất chính.

4.1.1.4 Trìnhđộ học vấn

Trìnhđộ học vấn là nhân tố làmảnh hưởng gián tiếp đến sản lượng cũng như năng suất của cây trồng. Trình độ học vấn càng cao sẽ dễ tiếp thu những kiến thức về kỹ thuật trong các buổi tập huấn và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cũng sẽ tốt hơn. Nhưng thực tế số hộ đạt trìnhđộ văn hóa cao vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do đa số các chủ hộ là người trong độ tuổi trung niên trở lên, giai đoạn khi đi học thì việc phát triển king tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, người dân không có điều kiện để theo đuổi con đường học vấn nên chủ yếu là học để cho biết đọc biết viết chứ không học cao hơn nữa.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60hộ nông dân huyện Chợ Mới năm 2013

Hình 3.3: Trìnhđộ văn hóa của chủ hộ

Từ kết quả phỏng vấn 60 người đại diện nông hộ cho thấy trìnhđộ học vấn của nông hộ trồng bắp còn thấp, số năm đi học trung bình khoảng 6,14 năm. Điều này cho thấy nông hộ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trìnhđộ học vấn của nông hộ tại địa phương ở mức cấp I chiếm tỷ trọng tương đối cao (chiếm 49% tương ứng với 29 người trong tổng số 60 hộ được điều tra). Trong tổng số 60 mẫu điều tra thì có 20 người có trìnhđộ học vấn ở cấp II (chiếm 33% tổng số mẫu điều tra), ở trình độ c ấp III thì có 9 người (chiếm 15% trong tổng số mẫu điều tra), và trong tổng số mẫu điều tra thì chỉ có 2 người không học chiếm 3% cho thấy tỷ lệ mù chữ ở vùng điều tra rất là ít.

4.1.1.5 Kinh nghiệm trồng bắpcủa nông hộ

Kinh nghiệm trồng bắp được xem như là số năm nông dân bắt đầu canh tác bắp đến nay. Nếu số năm của họ nhiều thể hiện họ có nhiều kinh nghiệm trong canh tác bắp điều đó giúp cho nông hộ biết cách phòng trừ sâu bệnh tốt hơn. Phần lớn thì nông hộ đều làm theo kinh nghiệm mà ông bà để lại nên việc hướng dẫn kỹ thuật canh tác để cho năng suất của việc trồng bắp ổn định và sản xuất tập trung tương đối khó khăn. Bên cạnh đó mặc dù kinh nghiệm chưa nhiều nhưng nông hộ có thể dễ dàng tiếp thu những cái mới, tích cực tham gia tập huấn và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Cụ thể được thể trong bảng 4.5 dưới đây:

3% 33% 15% 49% khong hoc cap I cap II cap III

Kinh nghiệm sản xuất Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%) > 5 năm 12 20,0 Từ 5 năm đến 10 năm 21 35,0 Từ 11 năm đến 15 năm 13 21,7 Từ 16 năm đến 20 năm 12 20,0 > 20 năm 2 3,3 Tổng 60 100

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 60 hộ trồng bắp tràngở huyện Chợ Mới năm 2013

Qua kết qủa thống kê trên ta thấy, kinh nghiệm trồng bắp trung bình là 11,27 năm. Nhóm kinh nghiệm chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm từ 5 năm đến 10 năm (chiếm 35% trong tổng số 60 mẫu điều tra) đây có thể xem là khoảng thời gian đủ mà những nông hộ trồng bắp đãđủ dài để cho họ có thể hiểu được những đặc tính kỹ thuật cơ bản để trồng bắp. Nhóm kinh nghiệm chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là nhóm kinh nghiệm nhỏ hơn 5 năm và nhóm từ 16 năm đến 20 năm, cả hai nhóm đều chiếm tỷ trọng như nhau là 12% trong tổng số quan sát.

4.1.1.6 Tình hình tập huấn

Các hộ được tập huấn kỹ thuật chủ yếu từ cán bộ khuyến nông, và một số được tập huấn bởi các nhân viên của công ty thuốc bảo vệ thực vật. Điều này cho thấy các cán bộ khuyến nông của xã, các cấp chính quyền địa phương rất chú trọng công tác vận động các hộ tham gia đặc biệt là đối với các hộ trồng bắp, chi tiết được thể hiện qua bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6: Tình hình tập huấn của nông hộ

Khoản mục Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)

Có tham gia tập huấn 25 41,7

Không có tham gia tập huấn 35 58,3

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ nông dân huyện Chợ Mới năm 2013

Từ kết quả ở bảng 4.6 ta thấy, trong 60 hộ điều tra thì chỉ có 25 hộ là tham gia tập huấn về kỹ thuật chiếm tỷ trọng 41,7% còn lại phần lớn 58,3% là 35 hộ không tham gia tập huấn kỹ thuật. Đa số nông dân trồng bắp chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm bản thân, chứ vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc tập huấn.

4.1.1.7. Nguồn vốn sản xuất

Chủ yếu nguồn vốn sản xuất của nông hộ là vốn tự có. Một số còn lại thì vay vốn sản xuất từ người quen như bạn bè, người thân , hàng xóm…không có hộ nào là vay ngân hàng. Những nông hộ đã từng vay vốn cho biết một phần vì họ không hài lòng trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng có nhiều khó khăn, thủ tục phức tạp. Khi nông hộ vay vốn thì họ phải thế chấp bằng khoán đất của mình, đợi lâu mới có tiền, tuy lãi suất thấp hơn rất nhiều so với vay người quen và do cho vay theo diện tích đất của nông hộ nên đôi khi số tiền vay được không đủ đáp ứng cho họ. Vay người quen thì thủ tục không rườm rà và họ nhanh có tiền họ cần hơn.

Bảng 4.7: Nguồn vốn trồng bắp của nông hộ

Danh mục Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)

Vốn tự có 57 95

Vay người quen 3 5

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ nông dân huyện Chợ Mới năm 2013

Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ, khi dược hỏi về nguồn vốn sản xuất thì đại đa số các nông hộ đều trả lời là không có vay vốn, chiếm đến 95%, số ít đáp viên còn lại trả lời có vay vốnchiếm 5%. Nơi mà họ thường vay chủ yếu là người quen. Những nông hộ vay vốn thường dùng khoản tiền để thuê đất, mua phân bón, thuốc BVTV….

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất bắp của nông hộ huyện chợ mới tỉnh an giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)