Kỹ thuật trồng bắp non

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất bắp của nông hộ huyện chợ mới tỉnh an giang (Trang 33)

3.2.2.1 Điều kiện ngoại cảnh

Bắp non thuộc nhóm cây ưa nhiệt. Yêu cầu về nhiệt độ của ngô bao tử là trên 18oC. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây là 23 -250C và nhiệt độ này cũng là nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn tạo bắp tới thu hoạch sản phẩm. Bắp non là cây trồng ngắn ngày, rất cần ánh sáng trong ngày nhất là giai đoạn cây con và giai đoạn ra trái.

Đất trồng cần tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng ở dạng hữu cơ, bón nhiều phân vô cơ, bắp non kém vị ngọt, thơm, do vậy cần bón nhiều phân hữu cơ

3.2.2.2 Thời vụ trồng

Chủ yếu biên độ nhiệt thích hợp từ 20-300C là có thể trồng bắp lấy bắp non. Thường từ tháng 2 đến tháng 11. Tuy nhiên thời vụ để trồng bắp non có hiệu quả cao nhất là:

- Gieo hạt tháng 2, thu hoạch giữa cuối tháng 4. - Gieo hạt cuối tháng 5, thu hoạch nửa đầu tháng 7. - Nơi thoát nước tốt có thể trồng được vụ mưa.

3.2.2.3 Cách trồng

Trồng bắp non cần bố trí nơi cao, gần nguồn nước tưới, dễ thoát nước. Đất được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ dại lên luống ruộng 70 cm,cao 15– 20 cm.

Trồng trên luống, nếu gieo 2 hàng thìđánh luống rộng 0,9m, còn 3 hàng thì luống rộng 1,2m. Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc gieo trong bầu sau đó đưa ra trồng để khắc phục tính căng thẳng mùa vụ.

Bắp được trồng thành 2 hàng trên luống với khoảng cách: - Hàng x hàng: 45– 50 cm.

- Cây x cây: 12– 15 cm.

- Mật độ khoảng 130.000 – 160.000 cây/ha. - Lượng hạt giống: 85-100kg/ha tuỳ loại giống

3.2.2.4 Phân bón.

Ngô bao tử cần nguyên tố đạm hơn lân và ka li, riêng phân chuồng bón càng nhiều càng tốt, không dùng phân tươi, nên sử dụng phân hữu cơ hoai mục, lượng phân bón theo định mức sau:

- Phân chuồng 8 – 10 tấn/ha. - Đạm 330 – 350 kg.

- Supe lân 370– 400 kg. - Kali 80 kg

3.2.2.5 Tưới nước, rút cờ

. Dùng nước sạch, nước sông, hồ lưu thông để tưới. Không dùng nước thải công nghiệp chưa được xử lý, nước bẩn ao tù, cần giữ ẩm thường xuyên

Rút cờ là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng với ngô bao tử, đặc biệt đem lại hiệu quả cao, tập trung dinh dưỡng cho bắp phát triển nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng trọng lượng bắp non. Thường sau khi gieo từ 45 - 50 ngày hoặc trước khi tung phấn là tiến hành rút cờ

3.2.2.6 Phòng trừ bệnh

Trồng bắp non thường bị các bệnh: Đốm lá lớn nhỏ, gỉ sắt và khô vằn. Do vậy cần luân canh với các cây trồng khác, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc cây luôn khoẻ mạnh. Nếu bị bệnh cần dùng thuốc hoá học: Validacine 0,15% trừ khô vằn, Alvin 0,05% để trừ gỉ sắt và đốm lá.

- Sâu phá hoại: Có sâu xám xuất hiện vào thời kỳ bắp nảy mầm và lúc cây có 1-2 lá. Cần tổ chức bắt sâu bằng tay, hạn chế sử dụng thuốc hoá học trừ sâu. Nếu tỉ lệ cây bị hại cao (trên 5%) dùng thuốc Oncol dạng hạt rắc quanh gốc với lượng 2-3 kg/ha.

Sâu cắn lá có nhiều loại, xuất hiện rải rác suốt quá trình sinh trưởng của cây nhưng tập trung vào tháng 4 -5. Nếu mật độ sâu 5-10 con/m2 dùng BT nồng độ 0,3% hoặc bộ HCD để phun. Nếu mật độ sâu trên 10 con/ m2 dùng Sherpa với 25 EC với lượng 0,5 lít/ha.

Trừ rệp bằng HCD 4% hoặc Trebon 0,1%.

Sâu đục thân: mật độ trứng 0,3 ổ/m2 trở lên dùng Sherpa 0,1% hoặc Summidicine 0,1% với lượng 0,5-1lít/ha. Chú ý theo dõi xácđịnh thời điểm bắt đầu sâu nở để phun thuốc diệt trừ mới đạt hiệu quả trong phòng trừ

3.2.2.7 Thu hoạch

Đây là khâu quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Bắp non nếu thu hoạch sớm quá thì khôngđược mà nếu như trễ một ngày thì coi như bỏ vì bắp đó bị xem như đã già. Do vậy, trong quá trình thu hoạch cần bám sát đồng ruộng ngày trước để sang ngày sau quyết định thu hoạch, nhằm đảm bảo được năng suất và chất lượng bắp.

Thường căn cứ khi thu hoạch là đường kính bắp chỗ lớn nhất trên trái khi chưa bóc vỏ < 2,2cm, khi bóc vỏ rồi < 1,5cm.

Sau trồng 40 - 75 ngày (tuỳ theo giống) có thể được thu hoạch, thu làm nhiều lần, mỗi ngày 1 lần (từ 7 - 12 ngày là kết thúc) khi thấy bắp ngô phun râu được 0,5- 1,5 cm là thu hoạch được.

Trước khi thu hoạch nên kiểm tra nếu lõi dài 5 - 9 cm, đường kính lõi từ 1 - 1,5 cm là tốt nhất, nên thu vào sáng sớm. Sau khi thu phải xử lý ngay sản phẩm, tránh sây sát, ôi hỏng, nên thu cả lá bi để bảo vệ lõi tươi ngon lâu hơn.

Hiện nay, bắp non một trong nhiều cây rau màu được trồng nhiều tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang bởi có một số giá trị kinh tế như sau:

Theo kinh nghiệm trồng bắp của nông hộ tại huyện Chợ Mới thì cây bắp là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của huyện, ít tốn công chăm sóc, ít tốn chi phí đầu tư. Đây là lợi thế của người dân trồng bắp so với các loại cây trồng khác (cây lúa, dưa hấu,…) của huyện.

Cây bắp ít bị sâu bệnh tấn công hơn so với các loại cây trồng khác nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất hạn chế. Đây cũng là lợi thế đảm bảo mức độ an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, cho người sản xuất hạn chế ô nhiễm môi trường.

Năng suất bắp khá ổn định, ít bị rủi ro nên có hiệu quả kinh tế hơn các loại cây trồng khác. Chính vì những đặc điểm như trên vì thế bắp đã mang lại giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất bắp của nông hộ huyện chợ mới tỉnh an giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)