4.1.2.1 Lý do chọn trồng bắpcủa nông hộ
Qua kết quả điều tra, có nhiều lý do khiến nông hộ chọn cây bắp tràng để làm cây trồng chủ yếu tạo ra thu nhập cho gia đình của mình,đối với nông hộ trồng bắp tràng ở huyện Chợ Mới thì họ chọn loại cây này đ ể sản xuất là vì một số lý do sau:
Bảng 4.8: lý do chọn trồng bắp
Lý do Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)
Dễ trồng, ít sâu bệnh 54 90,0
Lợi nhuận cao 24 40,0
Nuôi bò 43 71,7
Trong tổng số 60 hộ trồng bắp được hỏi lý do vì sao chọn trồng bắp thì có đến 54 hộ (chiếm 90%) cho rằng bắp là một loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh. Lý do thứ hai khi nông hộ trồng bắp là với mục đích tận dụng nguồn phụ phế phẩm từ cây bắp để chăn nuôi bò (chiếm 71,7% trong tổng số mẫu điều tra). Lý do thứ 3 khiến cho người nông dân chọn trồng bắp đó chính là được lợi nhuận cao (chiếm 40% trong tổng số mẫu điều tra).Ngoài ra thì các nông hộ trồng bắp chủ yếu là hưởng ứng theo phong trào, thấy n gười khác trồng bắp đạt được năng suất cao nên cũng trồng theo (chiếm 3,3%).
4.1.2.2 Nguồn giống được chọn để trồng
Có khá nhiều nguồn cung cấp giống và yếu tố giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Vì vậy việc lựa chọn nguồn cung hạt giống cũng là vấn đề được nông hộ quan tâm rất nhiều. Bảng 4.9 dưới đâysẽ thể hiện tình hình mua giống của nông hộ.
Bảng 4.9: Nguồn cung cấp hạt giống
Khoản mục Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)
Từ trung tâm giống 38 63,3
Khác 22 36,7
Tổng 60 100
Nguồn: số liệu điều tra thực tế 60 hộ nông dân trồng bắp ở huyện Chợ Mới năm 2013
Qua kết quả thống kê ở bảng 4.9 ta thấy, nguồn cung cấp giống chủ yếu cho các nông hộ là các trung tâm giống với tỷ trọng chiếm rất cao (chiếm 63,3% trong tổng số 60 mẫu điều tra) và 36,7% còn lại là các nông hộ mua từ chỗ khác như cửa hàng bán lẻ, công ty,…
4.1.2.3Đặc điểm sử dụng phân bón và lượng giống của nông hộ
Trong quá trình sản xuất thì việc sử dụng lượng giống, lượng phân đúng cách cũng rất là quan trọng vì đây là các biến định lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây bắp. Đặc điểm chung của các biến này là chúng tuân thủ quy luật năng suất biên giảm dần nên trong quá trình sử dụng các hộ nên cân nhắc để có lượng sử dụng hợp lý và cho năng suất tối ưu.
- Lượng giống tỉa thể hiện mật độ trồng của bắp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Vì nếu mật độ quá dày thì sâu bệnh dễ xuất hiện, cây bắp không thể phát triển tốt. Còn nếu quá thưa thì số lượng trái không được nhiều vì thế dù tỉa thưa hay dày thì đều ảnh hưởng đến năng suất bắp. Thực tế qua điều tra cho thấy, lượng giống trung bình mà các hộ sử dụng khoảng
3,038 kg/1.000 m2. Hộ sử dụng lượng giống ít nhất là 2 kg/1.000 m2
và nhiều nhất là 4 kg/1.000 m2.
Bảng 4.10: Kết quả về việc sử dụng giống và phân bón của các hộ trồng bắp Đơn vị tính:Kg/1.000 m2 Khoản mục Trung bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch
Lượng giống 3,038 4,0 2,0 0,5022
Phân đạm 23,262 52,5 13,0 7,5230
Phân lân 13,475 33,0 4,6 5,4262
Phân kali 7,128 15,0 1,5 3,1356
Nguồn: số liệu điều tra thực tế 60 hộ nông dân trồng bắp ở huyện Chợ Mới năm 2013
- Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong canh tác vì nó cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Thông thường, các hộ sử dụng cho sản xuất có 3 loại phân chính đó là phân đạm (N), phân lân (P) và phân kali (K). Nhưng các loại phân này được sản xuất đãđược pha trộn thêm với các chất phụ gia khác và các tạp chất khác, hoặc chúng được kết hợp với nhau để tạo ra các loại phân hỗn hợp. Nên khi xác định lượng phân bón mà hộ sử dụng thì phải dựa vào tỷ lệ phần trăm mà chúng có mặt trong thành phần mà tính. Các loại phân thông thường mà các hộ sử dụng để bón cho lúa là: phân URE chứa khoảng 45-46% N còn lại là tạp chất; phân DAP chứa 18% N, 46% P còn lại là tạp chất; phân Kali chứa 40% K còn lại là tạp chất; phân hỗn hợp NPK nhưng chúng có nhiều tỷ lệ khác nhau, các hộ đã sử dụng chủ yếu là các loại như: 20-20-15, 16-16-8, với tỷ lệ N, P, K tương ứng với tỷ lệ trên. Ví dụ như phân 20-20-15 thì trongđó N chiếm 20%, P chiếm 20%, K chiếm 15% và còn lại là tạp chất.
Qua phân tích thì lượng phân đạm trung bình các hộ sử dụng là 23,262 kg/1.000 m2, hộ sử dụng nhiều nhất là 52,5 kg/1.000 m2
và ích nhất là 13 kg/1.000 m2. Lượng phân lân trung bình mà hộ đã sử dụng là 13,475 kg/1.000 m2, cao nhất là 33 kg/1.000 m2 và thấp nhất là 4,6 kg/1.000 m2. Lượng phân kali trung bìnhđã sử dụng là 7,128 kg/1.000 m2, lớn nhất là 15 kg/1.000 m2, và nhỏ nhất là 1,5 kg/1.000 m2
. Còn tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà các hộ cần phải bón lượng phân và loại phân cho phù hợp. Theo kết quả điều tra thì lượng phân kali là được sử dụng ích nhất trong các loại phân. Do tác dụng chính của phân kali là giúp cứng cây tránh đổ ngã nên thông thường các hộ sử dụng không nhiều.
4.1.2.4 Tình hình tiêu thụ bắp
Trong quá trình sản xuất thì việc tiêu thụ sản phẩm vấn đề đầu ra luôn là vấn đề quan trọng đối với mỗi nông hộ, thu hoạch được năng suất cao nhưng bán lại không được giá cao là hiện tượng xảy ra thường xuyên vào mùa thu hoạch đối với mỗi nông hộ. Vì vậy, việc lựa chọn nguồn tiêu thụ cũng sẽ góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.
Bảng 4.11: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nông hộ
Đối tượng bán Số quan sát (hộ) Cơ cấu (%)
Bán cho công ty 50 83,3
Bán cho thương lái 7 11,7
Khác 3 5,0
Tổng 60 100
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 nông hộ trồng bắp tràng tại huyện Chợ Mới năm 2013
Theo bảng số liệu trên ta thấy, sau khi thu hoạch đa số người dân bán bắp trái non cho công ty (chiếm 83,3% trong tổng số mẫu điều tra), thường là nông dân ký hợp đồng với công ty đến khi thu hoạch thì công ty đến tận ruộng để thu mua sản phẩm nên phần nào cũng giúp các nông hộ yên tâm sản xuất. Một số thì bán cho thương lái (chiếm 11,7% trong tổng số mẫu điều tra). Có 5% nông hộ tự chở ra chợ bán, khi được hỏi tại sao thìđáp viên cho là diện tích ít nên tự có thể tự chở ra chợ bán vì khi tự chở ra chợ bán giá sẽ cao hơn bán cho công ty hay thương lái, thường thì tâm lý của người dân là ai mua giá cao thì mình sẽ bán.
4.1.2.5 Thuận lợi và khó khăn trong quá trìn h trồng bắp của các nông
hộ
Từ kết quả phỏng vấn, nhìn chung những thuận lợi mà các hộ trồng bắp có được là về giao thông thuận lợi hệ thống thủy lợi phát triển nên giúp nông dân đi lại và tưới tiêu dễ dàng hơn. Bên cạnh đó do nguồn vốn để đầu tư cho 1.000 m2đất trồng bắp khá ít nên các nông hộ đều đủ vốn sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình trồng bắp thì nông dân cũng gặp một số khó khăn như: Giá cả vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc BVTV ngày càng tăng làm cho bà con gặp khó khăn trong quá trìn sản xuất và cảm thấy chi phí bỏ ra quá nhiều còn lợi nhuận thì khôngđược bao nhiêu, tiếp theo là công tác tổ chức tập huấn về kỹ thuật vẫn còn chưa phổ biến nên đa phần nông dân thiếu thông tin kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất nên năng suất cũng chưa được cao lắm. Dưới đây là 2 bảng thống kê về thuận lợi và khó khăn mà các nông hộ gặp phải:
Bảng 4.12: thống kê những thuận lợi trong trồng bắp của các nông hộ
Thuận lợi Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)
Đủ vốn sản xuất
Được tập huấn kỹ thuật Giao thông thuận lợi
Hệ thống thủy lợi phát triển
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương Khác 33 9 49 40 9 6 55,0 15,0 81,7 66,7 15,0 10,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ trồng bắp tràngở huyện Chợ Mới năm 2013
Bảng 4.13: thống kê những khó khăn trong trồng bắp của các nông hộ
Khó khăn Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)
Thiếu vốn sản xuất Lao động khan hiếm
Thiếu thông tin kỹ thuật mới Thiếu thông tin giá cả thị trường Giá cả đầu vào tăng
8 6 23 10 55 13,6 10,2 39,0 16,9 93,2
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ trồng bắp tràngở huyện Chợ Mới năm 2013