SỔ CÁI TÀI KHOẢN

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một thành viên 165 (Trang 50)

Tài khoản: 152 – Nguyên vật liệu Tháng 06 năm 2013 Mẫu số: S03a-DN Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC NT ghi sổ Chứng từ Diễn Giải SH TK DƯ Số Tiền SH NT Nợ Có 30/06 Số dư đầu kỳ 21.152.000 Số phát sinh trong kỳ CT0240 03/06 NK thép tấm CT3 δ4 của CT thép Bắc Việt 331 66.185.000 CT0241 04/06 NK sơn chống rỉ của CT sơn Hà Nội 111 4.080.000 CT0243 05/06 XK sơn chống rỉ để sản xuất bể 25M3 621 1.500.000 CT0243 07/06 XK thép tấm CT3 δ4 để sản xuất bể 25M3 621 13.600.000 CT0243 11/06 XK sơn chống rỉ để sản xuất bể 25M3 621 2.550.000 CT0243 12/06 XK thép tấm CT3 δ4 để sản xuất bể 25M3 621 43.047.000 CT0240 19/06 NK sơn chống rỉ của CT sơn Hà Nội 331 5.000.000 CT0240 20/06 NK thép tấm CT3 δ4 của CT thép Bắc Việt 331 138.972.000 CT0243 21/06 XK thép tấm CT3 δ4 để sản xuất bể 25M3 621 25.025.000 CT0243 22/06 XK sơn chống rỉ để sản xuất bể 25M3 621 1.530.000 CT0243 23/06 XK thép tấm CT3 δ4 để sản xuất bể 25M3 621 19.965.240 CT0243 24/06 XK sơn chống rỉ để sản xuất bể 25M3 621 2.500.000 Cộng số PS 214.237.000 109.717.240 Số dư cuối tháng 125.671.7600 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Ké toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)

2.3.4. Kiểm kê nguyên vật liệu cuối kỳ.

Công ty TNHH một thành viên 165 tiến hành kiểm kê kho vật liệu xác định chính xác số lượng, chất lượng, giá trị của từng thứ nguyên vật liệu hiện có tại thời điểm kiểm kê. Bên cạnh đó việc kiểm kê giúp cho Công ty kiểm tra tình hình bảo quản phát hiện và xử lý các trường hợp hao hụt, hư hỏng mất mát để có biện pháp xử lý kịp thời. Ví dụ: Đối với nguyên vật liệu qua kiểm kê đánh giá phát hiện kém phẩm chất giá trị thì xin thanh lý theo quyết định của Công ty. Nếu vật liệu vẫn còn tốt thì xin đánh giá theo giá trị ban đầu.

Nguyên vật liệu của Công ty có số lượng lớn, nhiều chủng loại phức tạp nên quá trình kiểm tra thường kéo dài. Vì vậy Công ty tiến hành kiểm kê định kỳ 6 tháng một lần (6tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm).

Công ty lập ra một hội đồng kiểm kê trong đó nhân viên của phòng Kế toán, phòng Tổ chức và các đơn vị có liên quan sẽ tiến hành đối chiếu trực tiếp giữa sổ sách và thực tế, giữa chứng từ và hiện vật, tiến hành cân đong đo đếm số lượng, trọng lượng của từng thứ vật tư và lập báo cáo kiểm kê theo đúng mẫu biểu và thời gian quy định. Kế toán thực hiện so sánh đối chiếu giữa sổ chi tiết vật tư với số lượng thực tế trong kho tìm ra nguyên nhân vật tư bị dư thừa hay thiếu hụt. Kết quả kiểm kê được ghi vào “ biên bản kiểm kê” do phòng Kế hoạch kinh doanh lập.

Cuối kỳ kiểm kê, biên bản được gửi lên phòng Kế toán, Kế toán tập hợp số liệu tính giá trị và xác định chênh lệch thừa thiếu cho từng loại.

Chênh lệch thừa

thiếu =

Số liệu tồn kho kiểm

kê -

Số liệu tồn kho sổ sách

Sau đó kế toán tính giá trị chênh lệch cho từng loại trước khi lập báo cáo căn cứ kết quả kiểm kê kế toán hạch toán như sau.

Đối với NVL phát hiện thừa sau kiểm kê:

liệu của nó như là một nghiệp vụ nhập kho bình thường. Cụ thể, căn cứ vào

“Biên bản kiểm kê”, Kế toán vẫn nhập lại vào máy với nội dung nghiệp vụ là: ‘điều chỉnh lại biên bản kiểm kê’. Các bước nhập liệu về cơ bản vẫn như nhập kho vật tư, chỉ khác ở nội dung định khoản như sau:

Nợ TK 152.1 Có TK 3381

Khi tìm ra được nguyên nhân thừa vật tư thì tùy theo từng trường hợp và tùy theo quết định xử lý của cấp trên kế toán tiến hành khoản như sau:

Nợ TK 3381

Có TK 711, TK 3388...

Ví dụ: Theo số liệu ghi sổ của kế toán, số lượng tồn kho của Bulông +

đai ốc M12x40 tại ngày 30/06/2013 là 6 bộ giá trị tồn: 12.000 đồng. Theo số liệu kiểm kê tại ngày 30/06/2013 thì số lượng thực tế tồn kho khi kiểm kê là 8 bô , do đó: giá trị thực tế là: 16.000 đồng. Như vậy trên thực tế Bulông + đai ốc M12x40 thừa 2 bộ so với giá trị ghi sổ, phần vật tư này chưa rõ nguyên nhân thừa, kế toán tiến hành ghi sổ như sau:

Nợ TK 152.1 : 4.000 Có TK 3381 : 4.000

Đối với NVL thiếu sau kiểm kê:

Đối với trường hợp vật tư thiếu, kế toán vẫn dựa vào “Biên bản kiểm kê” để tiến hành điều chỉnh giảm vật liệu như một nghiệp vụ xuất kho bình thường.

Nợ TK 1381 ( nếu chưa rõ nguyên nhân) Có TK 152.1 ( hoặc TK 152.2, TK 152.3)

Trường hợp hao hụt vật tư trong định mức, thì ở nghiệp vụ trên kế toán ghi Nợ TK 632 làm tăng giá vốn hàng bán trong kỳ.

Có TK 152.1 ( hoặc TK 152.2, TK 152.3)

Khi xác định được nguyên nhân thiếu vật tư, tùy theo quyết định xử lý, kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 334 ( nếu trừ vào lương công nhân viên) Nợ TK 111 ( nếu bắt bồi thường)

Nợ TK 811 ( nếu tính vào chi phí khác) Có TK 1381

Quy trình kế toán các nghiệp vụ xử lý kết quả kiểm kê được khái quát như sau:

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự kế toán tổng hợp kiểm kê NVL

TK 711.3388 TK 3381 TK 152 TK 1381 TK334.111.811

Xử lý Phát hiện thừa Xử lý NVL thiếu

TK 632

Hao hụt định mức Phát hiện thiếu

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một thành viên 165 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w