AM Hiệu quả quản lý tài sản β3= 0.83

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 47 - 49)

3. DTA Quy mô nợ β1= 0.056985

4. SIZE Quy mô ngân hàng β2 =0.022962

(Nguồn: Tự tổng hợp từ bộ dữ liệu và tính toán )

5.4.2. Về quy mô ngân hàng (SIZE= Ln TTS)

Cũng dựa vào bảng 5.1 ta thấy b iến quy mô SIZE có hệ số hồi quy β2 =0.022962 ( nhỏ nhất)) có ý nghĩa quy mô ngân hàng có mối t ương quan dương hiệu quả hoạt động của ACB và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% với độ tin cậy 99 % trong mô hình. Mối tương quan dương chỉ ra rằng ACB càng mở rộng quy mô thì khả năng sinh lợi càng tăng, thể hiện tính kinh tế theo quy mô. Vì vậy mà ACB hiện nay nên mở rộng quy mô, t ăng uy tín ngân hàng để nhờ vào sức mạnh thị tr ường thu hút nguồn vốn từ các tập đoàn, các công ty với mức lãi suất phù hợp , chi phí đầu vào thấp. Tuy nhiên ACB cũng không nên quá tập trung vào việc mở rộng quy mô bởi vì theo nh ư kết quả nghiên cứu thì biến SIZE có tác động thấp nhất trong các biến.

5.4.3. Hiệu quả quản lý tài sản ( AM= TNLT/TTS)

Đối với biến hiệu quả quản lý tài sả n AM có hệ số hồi quy β3= 0.83582 ( cao thứ hai) có nghĩa là hiệu quả quản lý tài sản có t ương quan dương đối với hiệu quả hoạt động của

ngân hàng và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% với độ tin cậy 99 % trong mô hình. Là biến có mức độ ảnh hưởng cao thứ hai sau biến rủi ro tín dụng chính vì vậy ACB cần quan tấm đến nhân tố này. Mối tương quan dương chỉ ra rằng ACB với việc quản lý tài sản càng hiệu quả thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao. Chính vì vậy các ngân hàng không ngừng đổi mới chiến lược cũng như chính sách để quản lý tài sản ngày càng đạt hiệu quả tốt để khả năng sinh lời trên khối tài sản tăng cao. Là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất trong nhóm có t ương quan dương với hiệu quả hoạt động. Chính vì vậy theo kiến nghị của tác giả ACB cần tập trung vào việc quản lý tài sản bên cạnh việc mở rộng quy mô nợ ( huy động tiền gửi) và mở rộng quy mô ngân hàng theo thứ tự ưu tiên về mức độ tác động của các hệ số hồi quy bảng 5.1.

5.4.4. Rủi ro tín dụng ( LLP=DPRR/TCV)

Trái lại với các biến nêu trên biến rủi ro tín dụng với β4= -2.494467có nghĩa rủi ro tín dụng có tương quan âm đối với hiệu quả hoạt động của ACB và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% với độ tin cậy 99%. Mối tương quan âm này chỉ ra rằng các ngân hàng ở Việt Nam có rủi ro tín dụng càng cao sẽ có khả năng sinh lợi càng thấp. Điều này vẫn đúng đối với trường hợp ACB. Là biến có tác động cao nhất trong các biến chính vì vậy theo đề nghị của tác giả ACB cần có sự quan tâm đúng mực đến biến rủi ro tín dụng. ACB cần tập trung nhiều hơn vào việc quản trị rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ cho vay của mình bằng cách xây dựng cho chính mình một mô hình quản trị rủi ro chặt chẽ để có thể hạn chế rủi ro tín dụng ở mức tối thiểu nhất để tối đa hiệu quả hoạt động cụ thể như sau:

 Đảm bảo thực hiện tốt quy trình quản lý rủi ro cho vay

 Công tác thẩm định được tiến hành thật thận trọng trong khi xem xét cho vay

 Thực hiện tốt công tác giám sát, xếp hạng rủi ro và những biện pháp xử lý thu hồi nợ

 Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng

 Biện pháp xử lý kịp thời nợ quá hạn, nợ có vấn đề và thu hồi nợ

 Phân tán rủi ro

49

Tóm lại bên cạnh việc tăng cường việc quản lý hiệu quả tài sản, gia t ăng quy mô nợ và mở rộng quy mô thì ACB cũng cần phải quan tâm tới việc quản trị rủi ro tín dụng của mình bởi vì nhân tố này có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của Ngân hàng nh ư đã chứng minh ở trên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương này trình bày phần tổng kết sau khi nghiên cứu đề tài, bao gồm những kết luận quan trọng của đề tài nghiên cứu và xem xét những hạn chế của đề tài. Đồng thời gợi ý các đề tài nghiên cứu mở rộng hoặc chuyên sâu h ơn. Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra những kiến nghị dựa trên thực tế kết quả từ mô hình hồi quy cho NHTMCP Á Châu nhằm tối đa hiệu quả hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)