Sau khi tiến hành định lượng mô hình hồi quy các biến để tìm hiểu, nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trường hợp Ngân hàng TMCP Á Châu thì đề tài rút ra những kết luận như sau:
Đầu tiên về q u y m ô n ợ c ó t ư ơ n g q u a n d ư ơ n g v ớ i h i ệ u q u ả h o ạ t đ ộ n g c ủ a n g â n h à n g . N g h i ê n c ứ u chỉ ra rằng ở Việt Nam, ngân hàng huy động nhiều nợ (tiền gửi từ khách hàng) càng nhiều thì khả năng sinh lợi càng cao. Ngược lại, khi một ngân hàng thu hút được ít tiền gửi từ khách hàng thì để đảm bảo cho nhu cầu thanh khoản của mình, ngân hàng phải đi vay từ thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, làm cho chi phí tăng, lợi nhuận của ngân hàng cũng vì thế mà giảm đi.
Thứ hai về quy mô ngân hàng thì biến này có mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động của 34 NHTMCP trong hệ thống. Mối t ương quan dương chỉ ra rằng các ngân hàng Việt Nam càng mở rộng quy mô thì khả n ăng sinh lợi càng tăng, thể hiện tính kinh tế theo quy mô. Nguyên nhân là do s ức mạnh của thị trường, các ngân hàng lớn sẽ trả chi phí đầu vào ít hơn và ngoài ra, ngân hàng c òn có lợi thế kinh tế theo quy mô thông qua việc phân bổ chi phí cố định trên một khối lượng giao dịch lớn hơn.
Thứ ba biến hiệu quả quản lý tài sản cũng có t ương quan dương đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng có ý nghĩa thống kê. Mối tương quan dương này chỉ ra rằng các ngân hàng Việt Nam với việc quản lý tài sản càng hiệu quả thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao. Chính vì vậy các ngân hàng không ngừng đổi mới chiến lược cũng như chính sách để quản lý tài sản ngày đạt hiệu quả cao để khả năng sinh lời trên khối tài sản. Trái lại, biến rủi ro tín dụng có t ương quan âm đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mối tương quan âm này chỉ ra rằng các ngân hàng ở Việt Nam có rủi ro tín dụng càng cao sẽ có khả năng sinh lợi càng thấp. Các nghiên cứu này cho lời khuyên là các ngân hàng nên tập trung nhiều hơn vào việc quản trị rủi ro tín dụng.
Cuối cùng với việc xây dựng mô hình hồi quy với 149 mẫu quan sát trong 6 n ăm từ 2005- 2010 được hồi quy thì bài nghiên cứu đã xác định được mức đô khác biệt về hiệu quả hoạt động của ACB so với trung bình hệ thống thông qua biến giả D.
5.2 Hạn chế
Thứ nhất đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình hồi quy vì vậy tính chính xác của mô hình phụ thuộc nhiều vào bộ dữ liệu về cả số lượng và chất lượng. Ngoài ra trong giới hạn nghiên cứu, đề tài chỉ có thể khảo sát những nhân tố bên trong của ngân hàng mà c hưa xét đến các nhân tố vĩ mô.
5.3 Gợi ý các vấn đề nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và dữ liệu thu thập được, nghiên cứu chưa đánh giá tác động của các nhân tố trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ACB mà chỉ là các nhân tố tác động đến toàn hệ thống và so sánh sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của ACB với hệ thống bằng mô hình định lượng thông qua biến giả D. Bên cạnh đó nếu được ta có thể đưa thêm các biến vĩ mô vào mô hình hồi quy.
5.4 Kiến nghị
Dựa vào kết quả hồi quy kết hợp với việc kiểm định các biến của mô hình đều đạt mức ý nghĩa với độ tin cậy trên 95% kết hợp với những kết luận của việc so sánh hai mô hình hồi quy như đã trình bày trong chương 4. Bên cạnh đó đề tài đã xây dựng được mô hình hiệu qủa hoạt động của ACB.Mô hình sử dụng:
ROE = -0,217608 + 0.056985DTA + 0.022962SIZE + 0.835829AM + -2.494467LLP
Đó là căn cứ để đề tài đưa ra các kiến nghị cho ACB như sau:
5.4.1. Về qui mô nợ ( DTA= D/TA)
Dựa vào bảng số liệu 5.1 ta thấy hê số hồi quy của quy mô nợ β1= 0.056985 (lớn thứ ba trong các hệ số) có ý nghĩa quy mô nợ (DE/TA) có mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động của ACB và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% với độ tin cậy 95% trong mô hình. Vì vậy, kiến nghị đối với ACB hiện nay là phải tăng cường huy động
47
nguồn vốn nhàn rỗi từ dân c ư, cụ thể là nên có thái độ phục vụ tốt đối với khách hàng, làm khách hàng hài lòng khi đến giao dịch, nên có thêm các ch ương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng gửi tiền. Đối với các khách hàng quen thì nên điện thoại thăm hỏi, tặng quà nhân các dịp lễ để khách hàng nhận thấy ngân hàng có chế độ hậu mãi tốt để tận dụng nguồn vốn giá rẻ này.
Bảng 5.1: Thống kê hệ số hồi quy các biến
Biến Mô tả Hệ số hồi quy β
1. LLP Rủi ro tín dụng β4= -2.494467