CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY
4.1.3.1. Qui mô nợ ( DTA= D/TA)
Hệ số hồi qui của quy mô nợ β1= 0.056985 có ý nghĩa quy mô nợ (DE/TA) có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% với độ tin cậy 95% trong mô hình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ở Việt Nam, ngân hàng huy động nhiều nợ (tiền gửi từ khách hàng) càng nhiều thì khả năng sinh lợi càng cao. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Husni Ali Khrawish (2011) Imad Z. Ramadan, Qais A. Kilani, Thair A. Kaddumi (2011) Bashir, Abdel Hamid M.(2003 ) Haron, Sudin (2004 ) . Nghiên cứu này cho rằng vốn huy động từ tiền gởi khách hàng được xem là nguồn vốn rẻ nhất trong các công cụ huy động vốn, khi nguồn vốn này được chuyển hóa thành các khoản cho vay thì chênh lệch giữa chi phí đầu vào và đầu ra, hay nói một cách khác là chênh lệch giữa chi phí lãi và thu nhập từ lãi sẽ trở nên rất lớn, tạo nên một khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Ngược lại, khi một ngân hàng thu hút được ít tiền gửi từ khách hàng thì để đảm bào cho nhu cầu thanh khoản của mình, ngân hàng phải đi vay từ thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, làm cho chi phí tăng, lợi nhuận của ngân hàng cũng vì thế mà giảm đi.
Thật vậy, tại Việt Nam, các ngân hàng lớn như CTG, VCB tiền thân là các NHTM Nhà nước nên có lợi thế rất lớn trong việc thu hút vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế. Khi việc tăng trưởng tín dụng bị khống chế, việc cho vay thêm là không thể trong khi nguồn vốn huy động được còn khá dồi dào, các ngân hàng lớn đã tận dụng nguồn vốn này để cho các ngân hàng nhỏ vay thông qua thị trường
liên ngân hàng với lãi suất rất cao và thu được một khoản lợi nhuận lớn. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, nguồn vốn huy động được của các ngân hàng nhỏ lại chủ yếu đến từ dân cư là các khách hàng nhỏ lẻ, vì thế để huy động được vốn các ngân hàng nhỏ đã buộc phải tăng lãi suất huy động, ngân hàng càng nhỏ thì lãi suất huy động càng cao. Cuộc tăng lãi suất ngày càng làm cho biên độ chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay ngày càng giảm, làm cho lợi nhuận của ngân hàng nhỏ cũng vì thế mà giảm đi. Hơn thế nữa, dù đã dùng mọi biện pháp tăng lãi suất, tặng quà, khuyến mãi,… nhưng nguồn vốn thu hút được của các ngân hàng nhỏ vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản của mình. Lúc này, các ngân hàng nhỏ buộc phải vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, với chi phi đầu vào tăng cao như vậy, điều hiển nhiên là lợi nhuận của các ngân hàng nhỏ lại tiếp tục bị giảm. Như vậy, q u y mô n ợ c h ủ yế u l à t i ền g ở i c ủa k h ác h h àng càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao và ngược lại.