Rủi ro tín dụn g( LLP=DPRR/TCV)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY

4.1.3.4. Rủi ro tín dụn g( LLP=DPRR/TCV)

Biến rủi ro tín dụng với β4= -2.494467 có nghĩa rủi ro tín dụng có tương quan âm đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% với độ tin cậy 99%. Mối tương quan âm này chỉ ra rằng các ngân hàng ở Việt Nam có rủi ro tín dụng càng cao sẽ có khả năng sinh lợi càng thấp. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây Rasidah Mohd Said,Mohd Hanafi Tumin ( 2011) , Short và các cộng sự (2011). Các nghiên cứu này cho lời khuyên là các ngân hàng nên tập trung nhiều hơn vào việc quản trị rủi ro tín dụng.

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng của các NHTMCP ở Việt Nam. Năm 2007, rủi ro tín dụng của tất cả các ngân hàng đều giảm so với năm 2006, cũng trong năm này, ROA của các ngân hàng đều tăng so với năm 2006. Năm 2008, các ngân hàng như KLB, MB, NVB, OCB, VTN,… có rủi ro tín dụng tăng đều có ROA giảm. Rủi ro tín dụng không những không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn làm cho khả năng sinh lợi của ngân hàng giảm.

4.1.3.5. Biến giả (D)

Hệ số β5 =0.099542 của biến giả có ý nghĩa hiệu quả hoạt động của ACB cao hơn của hệ thống NHTMCP ở Việt Nam với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Biến giả D có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% với độ tin cậy 99%. Kết quả nghiên cứu này phản ánh đúng thực trạng của hê thống NHTMP ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010 như đã trình bày ở Chương 2. Với những lợi thế về quy mô vốn, quy mô tổng tài sản, quy mô n ơ cao cũng như rủi ro tín dụng luôn thấp so với các ngân hàng khác trong hệ thống.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)