NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự bổ sung sữa vào khẩu phần ăn lên sự phát triển một số chỉ tiêu hình thái, simh lý của trẻ em 2 5 tuổi (Trang 39 - 43)

- Khảo sát thực trạng bổ sung nguồn sữa cho trẻ em từ 2 – 5 tuổi trên hai địa bàn nông thôn và thành phố theo nhóm tuổi, theo giới tính.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc bổ sung dinh dưỡng từ sữa lên một số chỉ tiêu về hình thái của trẻ 2 – 5 tuổi (cân nặng, chiều cao đứng, vòng ngực, vòng đầu, chỉ số Pignet, chỉ số BMI, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi, tỷ lệ thừa cân béo phì).

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung dinh dưỡng từ sữa lên một số chỉ tiêu về sinh lí của trẻ từ 2 -5 tuổi (tần số tim, huyết áp, tần số thở).

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên đơn giản, theo hệ thống. Các trẻ được chọn theo đúng độ tuổi quy định.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập từ mẫu bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp: * Phương pháp trực tiếp : tiến hành đo đạc trực tiếp các chỉ tiêu về hình thái và sinh lý trong đề tài.

* Phương pháp gián tiếp : Sử dụng hệ thống Anket để thu thập thông tin về tình hình sử dụng sữa của trẻ.

2.3.3. Phương pháp xác định tuổi

Tuổi của trẻ được xác định theo quy ước tính tuổi của WHO [84]. Ngày sinh được lấy theo giấy khai sinh của từng trẻ.

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái

Đo các chỉ số cân nặng, chiều cao đứng, chiều cao ngồi, vòng ngực trung bình, vòng đầu theo phương pháp của Nguyễn Quang Quyền [41].

- Cân nặng (P): Tính bằng Kg. Xác định cân nặng bằng cân bàn. Trẻ cởi bỏ giày dép, mặc quần áo mỏng, lên xuống bàn cân nhẹ nhàng. Khi kim không chuyển động nữa thì đọc kết quả chính xác đến g.

- Chiều cao đứng (T): Tính bằng cm. Đo chiều cao đứng của trẻ bằng thước dây nhựa mềm, chia độ tới mm, cố định trên một mặt phẳng đứng. Trẻ cởi bỏ giày dép, đứng ở tư thế nghiêm, hai tay duỗi thẳng, mắt nhìn thẳng, hai gót

chân chụm, bốn điểm chạm thước là: gót chân, lưng, mông, chẩm. Đo khoảng cách từ gót chân tới đỉnh đầu trẻ, đọc kết quả chính xác tới mm.

- Vòng ngực trung bình (P1): Tính bằng cm. Vòng ngực được đo bằng thước dây mềm, độ chia chính xác đến mm. Đo qua đỉnh dưới của hai xương : bả vai ở phía sau và mỏm ức ở phía trước. Số đo vòng ngực là giá trị trung bình giữa số đo hít vào và thở ra hết sức. Mỗi đối tượng đo 3 lần lấy giá trị trung bình.

- Vòng đầu: Tính bằng cm. Đo bằng thước dây mềm, độ chia chính xác đến mm. Vòng đầu được đo bằng cách bắt đầu từ điểm cao nhất của trán rồi vòng ra sau chẩm.

Nghiên cứu các chỉ tiêu thể lực

Chỉ số Pignet I = T – (P+ P1)

Trong đó: T là chiều cao đứng, P là cân nặng, P1 là vòng ngực. Phân loại tình trạng sức khoẻ theo I

I<10 : thể lực tốt 10<I<20 : khá 20 < I < 25 : Trung bình 25< I < 36 : Yếu I > 36 : kém Chỉ số BMI

Phân loại dinh dưỡng theo BMI (áp dụng cho trẻ từ 2 – 20 tuổi). Nếu :

BMI < 16 : Suy dinh dưỡng độ 3 16 < BMI < 16.9 : Suy dinh dưỡng độ 2 17 < BMI < 18.5 : Suy dinh dưỡng độ 1

18.5 < BMI < 85 : Bình thường. 85 < BMI < 95 : Thừa cân. 95 < BMI : Béo phì.

2.3.5. Phương pháp nhận định tình trạng dinh dưỡng

Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em có thể kết hợp sử dụng các phương pháp : nhân trắc, lâm sàng, xét nghiệm và các tỉ lệ tử vong. Trong đó phương pháp thông dụng nhất là nhân trắc.

Trong đó:

- P là cân nặng (kg) - H là chiều cao đứng của cơ thể (m) P

BMI =

Trong đề tài này chúng tôi nhận định tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua chỉ số BMI. Bên cạnh đó chúng tôi còn áp dụng chuẩn tăng trưởng mới của WHO trong nhận định tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Bảng 2.1. Bảng chuẩn tăng trưởng mới của WHO trong nhận định tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Trẻ gái

Tuổi Bình thường Suy dinh dưỡng Thừa cân

2 tuổi 11,5 kg - 86,4 cm 9 kg - 80 cm 14,8 kg 3 tuổi 13,9 kg - 95,1 cm 10,8 kg - 87,4 cm 18,1 kg 4 tuổi 16,1 kg - 102,7 cm 12,3 kg - 94,1 cm 21,5 kg 5 tuổi 18,2 kg - 109,4 cm 13,7 kg - 99,9 cm 24,9 kg

Trẻ trai

Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân

2 tuổi 12,2 kg - 87,8 cm 9,7 kg - 81,7 cm 15,3 kg 3 tuổi 14,3 kg - 96,1 cm 11,3 kg - 88,7 cm 18,3 kg 4 tuổi 16,3 kg - 103,3 cm 12,7 kg - 94,9 cm 21,2 kg 5 tuổi 18,3 kg - 110 cm 14,1 kg -100,7 cm 24,2 kg

[[

2.3.6. Phương pháp xác định các chỉ số chức năng sinh lí của một số cơ quan

2.3.6.1 Tần số tim và huyết áp động mạch

Đo tần số tim và huyết áp động mạch bằng máy đo điện tử Microfile _ Model : BTO – A. Để đảm bảo sự chính xác của số liệu, nhịp tim và huyết áp được đo vào đầu buổi học. Đo mỗi trẻ 3 lần và lấy giá trị trung bình.

2.3.6.2 Tần số thở

Tần số thở được xác định bằng cách cho trẻ nằm ngửa, hai tay đặt lên ngực, vén áo của trẻ lên cao hơn bụng. Quan sát bụng của trẻ, mỗi lần thành bụng của trẻ nâng lên hạ xuống thì tính là một nhịp thở.

2.3.7. Phương pháp xử lí số liệu thống kê

Kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học với sự trợ giúp của phần mềm thống kê SPSS for Windows 13.0.

2.4. Thiết bị - dụng cụ nghiên cứu

- Thước dây

- Đồng hồ bấm giây

- Máy điện tử Microfile- model : BP3 BTO – A đo nhịp tim và huyết áp. - Hệ thống phiếu điều tra.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng bổ sung nguồn sữa cho trẻ 2 – 5 tuổi ở trên địa bàn nghiên cứu

Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng trong giai đoạn 2011- 2020 sẽ chú trọng đến giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em góp phần nâng cao tầm vóc của người Việt Nam, giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, kiểm soát thừa cân- béo phì, các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý cho mọi đối tượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Để thực hiện được những mục tiêu này thì ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống tập luyện hợp lý, cần bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn cho trẻ. Đối với trẻ 2 tuổi mỗi ngày cần được bổ sung vào khẩu phần ăn ít nhất là 500 ml sữa, còn trẻ từ 3 tuổi trở lên chỉ nên bổ sung từ 300 – 400 ml sữa để hạn chế tình trạng thừa cân

béo phì. Trên cơ sở đó trong nghiên cứu này, chúng tôi phân loại mức độ bổ sung nguồn sữa qua 3 nhóm đối tượng:

- Nhóm 1 : Sử dụng thường xuyên liên tục (kí hiệu SDTXLT) trẻ thuộc nhóm này được sử dụng sữa hàng ngày > 400ml liên tục từ giai đoạn bào thai (bà mẹ sử dụng) cho đến hiện nay. Các dạng sữa được sử dụng có công thức phù hợp.

- Nhóm 2 : Sử dụng sữa không liên tục (kí hiệu SDKLT) đây là nhóm trẻ sử dụng sữa không liên tục qua các giai đoạn phát triển hoặc sử dụng ít hơn 400ml/ngày.

- Nhóm 3: Không sử dụng sữa (kí hiệu KSD) là nhóm trẻ từ giai đoạn bào thai đến tuổi hiện tại hoàn toàn không được sử dụng sữa.

3.1.1. Mức độ bổ sung thêm nguồn sữa cho trẻ em ở các địa bàn nghiên cứu

Kết quả khảo sát mức độ bổ sung sữa vào khẩu phần ăn cho trẻ trên học sinh 4 trường mầm non Hà Huy Tập và Hoa Sen của Thành phố Vinh; Tiên Điền và Xuân Liên của huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh như sau: Tại trường Mầm non Hà Huy Tập toàn bộ học sinh của trường được sử dụng sữa bột công thức Cô gái Hà Lan dành cho trẻ với lượng dùng 250ml/ ngày/ trẻ trong thời gian đi học ở trường. Tại trường Mầm Non Hoa Sen toàn bộ học sinh của trường được bổ sung sữa chua do các cô cấp dưỡng của trường chế biến với lượng dùng là 200ml/ ngày/ trẻ. Còn ở hai trường của huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh không có chế độ bổ sung sữa vào khẩu phần ăn cho trẻ tại trường.

Kết hợp với kết quả điều tra mức độ bổ sung sữa cho trẻ tại gia đình, mức độ bổ sung sữa vào khẩu phần ăn cho trẻ 2 - 5 tuổi trên 2 địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1:

Bảng 3.1. Tỉ lệ các nhóm đối tượng trên hai địa bàn nghiên cứu

Khu vực Nhóm

Chung 2 vùng Nghi Xuân Thành phố Vinh

n % n % n %

SDTXLT 560 48.19 166 33.20 394 59.51

SDKLT 508 43.89 242 48.40 268 40.48

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự bổ sung sữa vào khẩu phần ăn lên sự phát triển một số chỉ tiêu hình thái, simh lý của trẻ em 2 5 tuổi (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w