Sự phát triển các chỉ tiêu chức năng sinh lí hệ hô hấp, tuần hoàn của trẻ em

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự bổ sung sữa vào khẩu phần ăn lên sự phát triển một số chỉ tiêu hình thái, simh lý của trẻ em 2 5 tuổi (Trang 34 - 43)

em trước tuổi đến trường

Hệ tuần hoàn có chức năng cơ bản là cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và tạo nên sự liên hệ thống nhất cho toàn bộ cơ thể. Tần số tim và huyết áp động mạch là 2 chỉ số cơ bản giúp đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn. Tim có chức năng

như một cái bơm vừa hút máu, vừa đẩy máu đi khắp toàn bộ cơ thể. Công suất của tim phụ thuộc vào tần số tim và thể tích co tim. Do vậy, tần số tim là một trong các chỉ số dùng để đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn và tình trạng sức khoẻ của con người.

Theo Frolkis, tần số tim trung bình của trẻ trong những ngày đầu sau khi sinh là 120 - 140 nhịp/ phút. Sau đó, tần số tim chậm lại do có sự thay đổi tính không ổn định của nút xoang nhĩ và sự điều hoà của cơ chế thần kinh thể dịch đối với tim trở nên hoàn thiện hơn [15].

Theo một số công trình nghiên cứu, tần số tim ở trẻ em trước tuổi đến trường thay đổi như sau :

Tần số tim trong những tháng đầu là 120 - 140 nhịp / phút, Cuối 1 tuổi là 100 – 130 nhịp / phút, 2 – 4 Tuổi là 90 – 120 nhịp / phút, 5 – 6 tuổi là 80 – 110 nhịp / phút. Trong những năm tiếp theo tần số tim giảm dần theo tuổi.

Tần số tim có thể thay đổi theo tuổi, theo trạng thái cơ thể, khí hậu, bệnh lí, giới tính. Tần số tim của trẻ em nhanh hơn của người lớn, càng nhỏ càng nhanh và rất dễ thay đổi khi khóc, hồi hộp, sợ hãi, sốt, gắng sức…

Hô hấp là quá trình trao đổi khí oxy và cacbonic được thực hiện ở hai lá phổi nhờ các cử động hô hấp. Mỗi lần thở ra hít vào được gọi là một nhịp thở. Nhịp thở thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ và bệnh tật, điều kiện môi trường, trạng thái tinh thần…Ở trẻ sơ sinh nhịp thở nhanh, không đều, tần số thở là 40 – 60 nhịp / phút. Trẻ càng lớn tần số thở càng giảm, đến 1 tuổi còn 30 – 35 nhịp / phút, 3 tuổi còn 25 – 30 nhịp / phút, 6 tuổi còn 20 – 25 nhịp / phút, 14 – 15 tuổi còn 22 nhịp / phút. Dưới 2 tuổi trẻ nam thở nhanh hơn trẻ nữ, từ tuổi dậy thì trở đi trẻ nữ thở nhanh hơn trẻ nam. Trung khu hô hấp của trẻ rất dễ bị hưng phấn. Theo Trần Trọng Thuỷ : Trẻ chỉ hơi bị xúc động, lao động chân tay chút ít, hoặc hơi bị nóng là đã thở nhanh rồi [42].

1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 2 - 5 tuổi

Nhu cầu về dinh dưỡng ở trẻ rất lớn, trẻ càng nhỏ càng có nhu cầu cao. Trong những năm đầu của cuộc sống, đặc biệt là năm đầu tiên, trẻ phát triển rất nhanh. Trẻ được 6 tháng, cân nặng tăng gấp 2 lần so với khi mới sinh và sẽ tăng

gấp 3 lần khi được 12 tháng tuổi. Sau đó tốc độ chậm dần cho tới khi trưởng thành. Trẻ từ 1 – 6 tuổi, nhu cầu năng lượng tăng khoảng 1200-1600kcalo mỗi ngày, nhưng nhu cầu chất béo đã giảm hẳn do tốc độ phát triển của não chỉ còn 20-30% so với giai đoạn trước. Trẻ cần được cung cấp năng lượng chủ yếu từ chất bột đường cho hoạt động của mọi tế bào, quan trọng nhất là não, cơ và hồng cầu. Các bữa ăn của trẻ luôn phải đủ lượng chất bột (cơm, bún, mì,...) và rau quả tươi hơn là quan trọng các thức ăn giàu đạm như thịt cá. Cụ thể ở từng độ tuổi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ như sau : Nhu cầu protein sau khi sinh trong 6 tháng đầu trung bình là 21g/trẻ/ngày, 6 tháng sau là 23g/trẻ/ngày, 1 - 3 tuổi nhu cầu là 28g và từ 4-6 tuổi là 36g và từ 7- 9 tuổi là 40g/trẻ/ngày (tính theo protein từ trứng và sữa). Nhu cầu về năng lượng: Từ 0-6 tháng 620 kcal; Từ 6-12 tháng 820 kcal; Từ 1-3 tuổi 1300 kcal; Từ 4 - 6 tuổi 1600 kcal. Nhu cầu về canxi: Trẻ 1- 3 tuổi cần 500 mg / ngày; Trẻ 4- 6 tuổi cần 600 mg canxi / ngày. Nhu cầu vitamin D: Nếu trẻ em không được tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời cần bổ sung khoảng 400 I.U (đơn vị ) vitamin D mỗi ngày [76].

Năng lượng được cung cấp từ các đại dưỡng chất : chất béo, chất bột đường và chất đạm.

1 gam chất béo cung cấp 9 Kcal( kilo Calo) hay 38 KJ(kilo Jun)

1 gam chất bột đường cung cấp 4 Kcal( kilo Calo) hay 17 KJ(kilo Jun) 1 gam chất đạm cung cấp 4 Kcal( kilo Calo) hay 17 KJ(kilo Jun)

Trẻ 2 tuổi cần lượng thức ăn bằng một nửa người trưởng thành, và có thể ăn đầy đủ các thức ăn của người lớn, nhưng do kích thước hệ tiêu hóa nhỏ, nên phải cho trẻ ăn làm nhiều bữa, ít nhất 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ với đủ loại thực phẩm khác nhau, trong đó có ít nhất 500ml sữa, trẻ trên 3 tuổi chỉ nên uống khỏang 300-400ml là đủ [43].

1.4. Tình hình dinh dưỡng của trẻ Việt Nam hiện nay

Tỷ lệ hộ đói nghèo trên tổng số hộ trong cả nước theo tiêu chuẩn hiện nay tuy đã giảm từ 20% (1995) xuống 11% (năm 2000) nhưng vẫn còn cao. Hiện nay, cả nước còn khoảng 1,4 triệu hộ còn đói ăn, tình trạng an ninh lương thực ở nhiều vùng còn bấp bênh do chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt bất thường. Đó là các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và miền Núi phiá Bắc với địa bàn rộng lớn

và đông dân. Các yếu tố của sản xuất thực phẩm của hộ gia đình và tập thể... không đồng đều và chưa bền vững. Ở khu vực đồng bằng nông thôn, mức ăn là 2062 Kcal đầu người/ngày (điều tra điểm) có tăng hơn so với thời gian trước nhưng vẫn còn ở mức thấp [76].

Kết quả nghiên cứu và giám sát dinh dưỡng trong những thập kỷ qua cho thấy tình trạng dinh dưỡng của người dân nói chung đã được cải thiện đáng kể. Suy dinh dưỡng trẻ em đặc biệt là suy dinh dưỡng nặng đã giảm hẳn (0,8%) và thể nhẹ cân đã giảm nhanh và giảm một cách bền vững. Đến cuối năm 2008, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đã giảm xuống dưới 20%, vượt kế hoạch trước 2 năm so với mục tiêu của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2001-2010. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở mức cao so với phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng/miền, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi - ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của Người Việt Nam. Mặt khác, mặc dù tỷ lệ trẻ em bị SDD thấp còi đã giảm nhanh trong những năm qua song vẫn còn ở mức khá cao (31,9%) năm 2009, những vùng có tỷ lệ trẻ nhẹ cân cao cũng là những vùng có tỷ lệ thấp còi cao. Tỷ lệ SDD có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái, giữa các tỉnh. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của cộng đồng, đặc biệt là của bà mẹ và trẻ em vẫn còn ở mức cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi; thiếu Vitamin A tiền lâm sàng, thiếu Iốt vẫn còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, nhất là ở các vùng Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Mặt khác, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng. Thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Béo phì có nguy cơ gia tăng ở khu vực các thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở Thành phố Hồ Chí Minh là 22,7%, ở Hà Nội trên 7,9% [76].

Theo khảo sát của Viện dinh dưỡng, chế độ ăn của trẻ em Việt Nam mới chỉ đạt 30-50% so với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, năng lượng chỉ đáp ứng 60%; canxi 36,7%, sắt 31,5%, vitamin A 37%, vitamin B 47,7%, B2 là 27,7% [47]...Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, ngoài việc chưa cung cấp đủ các nhóm thực phẩm cho trẻ, sự thiếu hụt nguồn năng lượng, các đa vi chất còn do người Việt Nam vẫn rất lười cho con uống sữa. Hầu hết các bà mẹ chỉ quan tâm cho trẻ

uống sữa khi bé dưới 1 tuổi, còn qua lứa tuổi này, nguồn sữa bổ sung cho trẻ rất ít. Hiện mức tiêu thụ sữa ở trẻ em Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với trẻ em các nước vùng Đông Nam Á [76].

Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng và béo phì. Những trẻ bị suy dinh dưỡng sớm (dưới 2 tuổi) sau đó tăng cân nhanh từ 3 – 5 tuổi thường dễ béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch và hội chứng chuyển hóa khi còn trẻ.

Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ chú trọng đến giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em góp phần nâng cao tầm vóc của người Việt Nam, giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, kiểm soát thừa cân- béo phì, các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý cho mọi đối tượng và đảm bảo an toàn thực phẩm [20]. Để thực hiện được những mục tiêu này thì ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống tập luyện hợp lý, cần bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn cho trẻ. Từ kết quả của các công trình nghiên cứu cho thấy: Sữa là loại thực phẩm hoàn hảo và an toàn nhất để bổ sung nguồn vi chất dinh dưỡng cho trẻ em.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là trẻ em từ 2 – 5 tuổi ở trạng thái khoẻ mạnh, không có các dị tật về hình thể và các bệnh mạn tính.

- Địa điểm nghiên cứu: Trường Mầm non Hoa Sen và trường Mầm non Hà Huy Tập (Thành phố Vinh). Trường Mầm non xã Tiên Điền và trường Mầm non xã Xuân Liên (huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh).

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng bổ sung nguồn sữa cho trẻ em từ 2 – 5 tuổi trên hai địa bàn nông thôn và thành phố theo nhóm tuổi, theo giới tính.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc bổ sung dinh dưỡng từ sữa lên một số chỉ tiêu về hình thái của trẻ 2 – 5 tuổi (cân nặng, chiều cao đứng, vòng ngực, vòng đầu, chỉ số Pignet, chỉ số BMI, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi, tỷ lệ thừa cân béo phì).

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung dinh dưỡng từ sữa lên một số chỉ tiêu về sinh lí của trẻ từ 2 -5 tuổi (tần số tim, huyết áp, tần số thở). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên đơn giản, theo hệ thống. Các trẻ được chọn theo đúng độ tuổi quy định.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập từ mẫu bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp: * Phương pháp trực tiếp : tiến hành đo đạc trực tiếp các chỉ tiêu về hình thái và sinh lý trong đề tài.

* Phương pháp gián tiếp : Sử dụng hệ thống Anket để thu thập thông tin về tình hình sử dụng sữa của trẻ.

2.3.3. Phương pháp xác định tuổi

Tuổi của trẻ được xác định theo quy ước tính tuổi của WHO [84]. Ngày sinh được lấy theo giấy khai sinh của từng trẻ.

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái

Đo các chỉ số cân nặng, chiều cao đứng, chiều cao ngồi, vòng ngực trung bình, vòng đầu theo phương pháp của Nguyễn Quang Quyền [41].

- Cân nặng (P): Tính bằng Kg. Xác định cân nặng bằng cân bàn. Trẻ cởi bỏ giày dép, mặc quần áo mỏng, lên xuống bàn cân nhẹ nhàng. Khi kim không chuyển động nữa thì đọc kết quả chính xác đến g.

- Chiều cao đứng (T): Tính bằng cm. Đo chiều cao đứng của trẻ bằng thước dây nhựa mềm, chia độ tới mm, cố định trên một mặt phẳng đứng. Trẻ cởi bỏ giày dép, đứng ở tư thế nghiêm, hai tay duỗi thẳng, mắt nhìn thẳng, hai gót

chân chụm, bốn điểm chạm thước là: gót chân, lưng, mông, chẩm. Đo khoảng cách từ gót chân tới đỉnh đầu trẻ, đọc kết quả chính xác tới mm.

- Vòng ngực trung bình (P1): Tính bằng cm. Vòng ngực được đo bằng thước dây mềm, độ chia chính xác đến mm. Đo qua đỉnh dưới của hai xương : bả vai ở phía sau và mỏm ức ở phía trước. Số đo vòng ngực là giá trị trung bình giữa số đo hít vào và thở ra hết sức. Mỗi đối tượng đo 3 lần lấy giá trị trung bình.

- Vòng đầu: Tính bằng cm. Đo bằng thước dây mềm, độ chia chính xác đến mm. Vòng đầu được đo bằng cách bắt đầu từ điểm cao nhất của trán rồi vòng ra sau chẩm.

Nghiên cứu các chỉ tiêu thể lực

Chỉ số Pignet I = T – (P+ P1)

Trong đó: T là chiều cao đứng, P là cân nặng, P1 là vòng ngực. Phân loại tình trạng sức khoẻ theo I

I<10 : thể lực tốt 10<I<20 : khá 20 < I < 25 : Trung bình 25< I < 36 : Yếu I > 36 : kém Chỉ số BMI

Phân loại dinh dưỡng theo BMI (áp dụng cho trẻ từ 2 – 20 tuổi). Nếu :

BMI < 16 : Suy dinh dưỡng độ 3 16 < BMI < 16.9 : Suy dinh dưỡng độ 2 17 < BMI < 18.5 : Suy dinh dưỡng độ 1

18.5 < BMI < 85 : Bình thường. 85 < BMI < 95 : Thừa cân. 95 < BMI : Béo phì.

2.3.5. Phương pháp nhận định tình trạng dinh dưỡng

Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em có thể kết hợp sử dụng các phương pháp : nhân trắc, lâm sàng, xét nghiệm và các tỉ lệ tử vong. Trong đó phương pháp thông dụng nhất là nhân trắc.

Trong đó:

- P là cân nặng (kg) - H là chiều cao đứng của cơ thể (m) P

BMI =

Trong đề tài này chúng tôi nhận định tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua chỉ số BMI. Bên cạnh đó chúng tôi còn áp dụng chuẩn tăng trưởng mới của WHO trong nhận định tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Bảng 2.1. Bảng chuẩn tăng trưởng mới của WHO trong nhận định tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Trẻ gái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuổi Bình thường Suy dinh dưỡng Thừa cân

2 tuổi 11,5 kg - 86,4 cm 9 kg - 80 cm 14,8 kg 3 tuổi 13,9 kg - 95,1 cm 10,8 kg - 87,4 cm 18,1 kg 4 tuổi 16,1 kg - 102,7 cm 12,3 kg - 94,1 cm 21,5 kg 5 tuổi 18,2 kg - 109,4 cm 13,7 kg - 99,9 cm 24,9 kg

Trẻ trai

Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân

2 tuổi 12,2 kg - 87,8 cm 9,7 kg - 81,7 cm 15,3 kg 3 tuổi 14,3 kg - 96,1 cm 11,3 kg - 88,7 cm 18,3 kg 4 tuổi 16,3 kg - 103,3 cm 12,7 kg - 94,9 cm 21,2 kg 5 tuổi 18,3 kg - 110 cm 14,1 kg -100,7 cm 24,2 kg

[[

2.3.6. Phương pháp xác định các chỉ số chức năng sinh lí của một số cơ quan

2.3.6.1 Tần số tim và huyết áp động mạch

Đo tần số tim và huyết áp động mạch bằng máy đo điện tử Microfile _ Model : BTO – A. Để đảm bảo sự chính xác của số liệu, nhịp tim và huyết áp được đo vào đầu buổi học. Đo mỗi trẻ 3 lần và lấy giá trị trung bình.

2.3.6.2 Tần số thở

Tần số thở được xác định bằng cách cho trẻ nằm ngửa, hai tay đặt lên ngực, vén áo của trẻ lên cao hơn bụng. Quan sát bụng của trẻ, mỗi lần thành bụng của trẻ nâng lên hạ xuống thì tính là một nhịp thở.

2.3.7. Phương pháp xử lí số liệu thống kê

Kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học với sự trợ giúp của phần mềm thống kê SPSS for Windows 13.0.

2.4. Thiết bị - dụng cụ nghiên cứu

- Thước dây

- Đồng hồ bấm giây

- Máy điện tử Microfile- model : BP3 BTO – A đo nhịp tim và huyết áp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự bổ sung sữa vào khẩu phần ăn lên sự phát triển một số chỉ tiêu hình thái, simh lý của trẻ em 2 5 tuổi (Trang 34 - 43)