Sự phát triển hình thái của trẻ trước tuổi đến trường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự bổ sung sữa vào khẩu phần ăn lên sự phát triển một số chỉ tiêu hình thái, simh lý của trẻ em 2 5 tuổi (Trang 31 - 34)

Vấn đề thể lực là vấn đề từ lâu đã được các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách xã hội quan tâm. Để đánh giá thể lực của con người, người ta thường dùng các chỉ tiêu về hình thái như chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi. Trong đó các chỉ tiêu chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực là các chỉ tiêu cơ bản phản ánh thể lực con người. Và từ ba chỉ tiêu này, người ta có thể tính thêm các chỉ số khác thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó như chỉ số Pignet, chỉ số Broca, chỉ số BMI.

Đối với trẻ em, các chỉ tiêu hình thái quan trọng nhất là chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu của trẻ. Các chỉ tiêu này nói lên sự tăng trưởng của cơ thể. Trong bốn chỉ tiêu này thì chiều cao là chỉ tiêu được quan tâm, chú ý hàng đầu và sớm nhất. Chiều cao phản ánh quá trình phát triển chiều dài của các xương của con người. Nó thay đổi theo giới tính, chủng tộc và chịu ảnh hưởng của môi trường sống [44].

Sự tăng trưởng về thể lực thể hiện rõ ở giai đoạn bú mẹ và thời kì đầu của tuổi vườn trẻ, sau đó tăng trưởng chậm lại. Đến 6 – 7 tuổi chiều cao lại tăng nhanh và đạt được tốc độ tăng 7 – 10 cm trong 1 năm [25]. Đó là thời kì đầu của sự vươn dài người ra. Vào giai đoạn 9 – 10 tuổi, sự tăng trưởng chậm lại và chiều cao hàng năm tăng 3 – 5 cm. Đó là thời kì tròn người và tiếp tục như thế cho đến lúc bắt đầu tuổi dậy thì [35]. Để theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao ở trẻ em dưới 6 tuổi, có thể áp dụng công thức tính gần đúngchiều cao trung bình cho trẻ em trên 1 tuổi như sau : X = 75 cm + 5cm (N - 1)

Trong đó: X : Chiều cao trẻ em trên 1 tuổi N : Số tuổi của trẻ

75 cm : Chiều cao trung bình của trẻ lúc 1 tuổi

5 cm : Mức tăng chiều cao trung bình trong 1 năm.

Chỉ tiêu thứ hai được quan tâm theo dõi khi nghiên cứu sự phát triển hình thái và thể lực của trẻ là cân nặng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cân nặng của cơ thể là mức độ phát triển tổng hợp biểu thị mức độ và tỉ lệ giữa hấp thụ và tiêu hao năng lượng. So với chiều cao, cân nặng của cơ thể ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền hơn mà có liên quan chủ yếu tới điều kiện dinh dưỡng. Sự phát triển của chỉ số này liên quan với nhiều yếu tố khác cho nên thường được khảo sát nhằm đánh giá thể lực của con người.

Cân nặng của trẻ em lúc mới sinh ở nam là 3100 ± 350 g ; ở nữ là 3060 ± 340 g. Cân nặng của con rạ thường lớn hơn con so, của con trai thường lớn hơn con gái [1]. Sự tăng trưởng diễn ra mạnh mẽ từ sau khi sinh đến cuối năm thứ nhất, cân nặng tăng gấp 3 lần lúc mới sinh. Từ năm thứ hai trở đi, cân nặng tăng chậm hơn, trung bình mỗi năm tăng thêm 1,5 – 2,0 kg. Trước và trong thời gian dậy thì cân nặng lại tăng nhanh, mỗi năm tăng 3 – 4 kg [49]. Có thể tính gần đúng cân nặng của trẻ em như sau:

Trẻ dưới 6 tháng: X = cân nặng lúc đẻ (g) + 600. N Trẻ từ 6 – 12 tháng : X = cân nặng lúc đẻ + 500. N Trẻ trên 1 tuổi : X = 9kg + 1,5 (N - 1)

Trong đó:

- X là số cân nặng của trẻ, đối với trẻ dưới 1 tuổi tính bằng g, đối với trẻ trên 1 tuổi tính bằng kg.

- N là số tuổi của trẻ, đối với trẻ dưới 1 tuổi tính bằng tháng, đối với trẻ trên 1 tuổi tính bằng năm.

- 9 kg là cân nặng trung bình lúc trẻ 1 tuổi.

Vòng ngực được coi như một tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của phổi, các xương và cơ lồng ngực. Trẻ sinh ra bình thường vòng ngực khoảng 32 -33 cm, nhỏ hơn vòng đầu 1- 2cm. Từ 12 - 21 tháng, số đo vòng ngực bắt đầu xấp xỉ bằng số đo vòng đầu, sau đó thì ngực mới dần dần to hơn. Vòng ngực là chỉ tiêu thường được dùng cùng với chiều cao và cân nặng để đánh giá thể lực, tính các hệ số tương quan giữa ba chỉ tiêu đó.

Vòng đầu của trẻ nói lên sự phát triển của khối lượng não bộ. Khi mới sinh trẻ có vòng đầu trung bình là 30,31 ± 1,85 cm. Khi được một tuổi vòng đầu của trẻ đạt khoảng 45 ± 1,5 cm. Năm thứ 2 và năm thứ 3, mỗi năm vòng đầu tăng lên 2cm. Sau đó, trung bình mỗi năm tăng 0,5 – 1 cm. Đến 5 tuổi vòng đầu đạt 49 – 50 cm, 10 tuổi đạt khoảng 51 cm [1].

Theo GS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam , từ nay để theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng của trẻ nên căn cứ theo khuyến nghị chuẩn tăng trưởng của WHO được công bố dựa trên nghiên cứu tăng trưởng của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được ăn bổ sung, được chăm sóc tốt của trẻ từ 0 - 5 tuổi ở nhiều quốc gia. Nếu những đứa trẻ không đạt được các tiêu chuẩn như khuyến nghị trên thì nguy cơ khi trưởng thành là người thấp bé nhẹ cân sẽ rất lớn. Chuẩn tăng trưởng mới được coi là chính xác hơn rất nhiều bởi nó dựa vào cuộc khảo sát trên trẻ em ở nhiều quốc gia ở đủ các châu lục; những em bé này đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và được nuôi dưỡng đúng cách trong 5 năm sau đó. Còn tiêu chuẩn cũ chỉ dựa vào khảo sát trẻ em Mỹ và nhiều trẻ trong số đó được nuôi bằng sữa ngoài (thường tăng cân nhiều hơn khiến những trẻ bú sữa mẹ phát triển bình thường có thể bị coi là thiếu cân). Thông tin trên được Hội Nhi khoa VN công bố tại buổi họp báo về khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em VN và chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 13-11- 2007, tại Hà Nội.

Bảng 1.2. Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trong một số giai đoạn, theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO

Tuổi Bình thường Suy dinh dưỡng Thừa cân 0 3,2 kg - 49,1 cm 2,4 kg - 45,4 cm 4,2 kg 1 tháng 4,2 kg - 53,7 cm 3, 2 kg - 49,8 cm 5,5 kg 3 tháng 5,8 kg - 57,1 cm 4, 5 kg - 55,6 cm 7,5 kg 6 tháng 7,3 kg - 65,7 cm 5,7 kg - 61,2 cm 9,3 kg 12 tháng 8,9 kg - 74 cm 7 kg - 68,9 cm 11,5 kg 18 tháng 10,2 kg - 80,7 cm 8,1 kg - 74,9 cm 13,2 kg 2 tuổi 11,5 kg - 86,4 cm 9 kg - 80 cm 14,8 kg 3 tuổi 13,9 kg - 95,1 cm 10,8 kg - 87,4 cm 18,1 kg 4 tuổi 16,1 kg - 102,7 cm 12,3 kg - 94,1 cm 21,5 kg 5 tuổi 18,2 kg - 109,4 cm 13,7 kg - 99,9 cm 24,9 kg Trẻ trai

Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân

0 3,3 kg- 49,9 cm 2,4 kg - 46,1 cm 4,4 kg 1 tháng 4,5 kg - 54,7 cm 3,4 kg - 50,8 cm 5,8 kg 3 tháng 6,4 kg - 58,4 cm 5 kg -57,3 cm 8 kg 6 tháng 7,9 kg - 67,6 cm 6,4 kg - 63,3 cm 9,8 kg 12 tháng 9,6 kg - 75,7 cm 7,7 kg -71,0 cm 12 kg 18 tháng 10,9 kg - 82,3 cm 8,8 kg -76,9 cm 13,7 kg 2 tuổi 12,2 kg - 87,8 cm 9,7 kg - 81,7 cm 15,3 kg 3 tuổi 14,3 kg - 96,1 cm 11,3 kg - 88,7 cm 18,3 kg 4 tuổi 16,3 kg - 103,3 cm 12,7 kg - 94,9 cm 21,2 kg 5 tuổi 18,3 kg - 110 cm 14,1 kg -100,7 cm 24,2 kg

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự bổ sung sữa vào khẩu phần ăn lên sự phát triển một số chỉ tiêu hình thái, simh lý của trẻ em 2 5 tuổi (Trang 31 - 34)