KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Biến đổi, hồi phục thân nhiệt và một số chỉ tiêu tim mạch sau chạy 100m, 400m trong điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau ở nam sinh viên giáo dục thể chất đại học vinh (Trang 26 - 29)

- Phương pháp xử lý số liệu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1. Kết quả nghiên cứu về thân nhiệt, tần số tim và huyết áp củanam sinh viên Khoa GDTC ở trạng thái yên tĩnh, sau khởi động và sau nam sinh viên Khoa GDTC ở trạng thái yên tĩnh, sau khởi động và sau chạy 100m trong điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau

* Thân nhiệt, tần số tim và huyết áp của nam sinh viên Khoa GDTC ở trạng thái yên tĩnh

Kết quả nghiên cứu về nhiệt độ cơ thể, tần số tim và huyết áp của nam sinh viên Giáo dục thể chất ở trạng thái yên tĩnh trước khi chạy 100m được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thân nhiệt, TS tim và huyết áp của nam SV GDTC

ở trạng thái yên tĩnh (trước chạy 100m)

trường (°C) (nhịp/phút) (mmHg) (mmHg) 15,8°C (1) 36,88 ± 0,20 62,02 ± 5,1 120,02 ± 9,6 66,44 ± 5,12 26,4°C (2) 36,91 ± 0,21 63,45 ± 5,8 121,46 ± 10,5 65,51 ± 6,00 35,2°C (3) 36,99 ± 0,23 66, 11 ± 6,3 123,84 ± 11,1 63,02 ± 5,98 P1-2; 2-3; 1-3 >0.05 >0.05;<0.05 <0.001 >0.05;>0.05; <0.001 >0.05;<0.001; <0.001 Số liệu thu được ở bảng 3.1 cho thấy:

- Cùng với tăng T môi trường, thân nhiệt của nam SV GDTC ở trạng thái yên tĩnh có tăng nhưng không rõ rệt (p>0.05).

- TS tim và HATT của SV GDTC tăng tỉ lệ thuận với T môi trường và thân nhiệt. Tuy nhiên, ở T môi trường 26,4 °C, TS tim và HATT tăng so với khi ở T môi trường 15,8°C, nhưng mức tăng không đáng kể (p>0.05); còn ở T môi trường 35,2°C, TS tim cao hơn khi ở T môi trường 26,4°C với p<0.05 và 15,8°C với p<0.001, HATT tăng so với khi ở T môi trường 15,8°C với p<0.001. - Cùng với tăng nhiệt độ môi trường, HATTR lại giảm dần, nhưng chỉ có sự khác biệt về HATTR ở T môi trường 35,2°C thấp hơn khi ở T môi trường 15,8°C và 26,4°C với p<0.001.

* Thân nhiệt, tần số tim và huyết áp của nam sinh viên Khoa GDTC sau khởi động, sau chạy 100m

Kết quả nghiên cứu về thân nhiệt, TS tim, HA sau khởi động, sau chạy 100m được trình bày ở bảng 3.2 – 3.3, biểu đồ 3.1 – 3.4.

Số liệu thu được ở bảng 3.2 và 3.4 cho thấy: - Thân nhiệt

+ Sau khởi động, ở T môi trường 15,8°C, thân nhiệt của nam SV GDTC tăng so với khi yên tĩnh nhưng không đáng kể (p>0.05); ở điều kiện T môi trường 26,4°C, thân nhiệt tăng so với khi yên tĩnh với sự khác biệt với p<0.05; nhưng ở T môi trường 35,2°C, thân nhiệt tăng rất có ý nghĩa so với khi yên tĩnh với p<0.001.

+ Thời điểm sau khởi động, ở T môi trường 35,2°C, thân nhiệt tăng cao hơn khi ở T môi trường 26,4°C và 15,8°C; tuy nhiên chỉ có sự khác biệt giữa T môi trường 35,2°C và 15,8°C với p<0.05.

- Tần số tim

+ Sau khởi động, ở cả 3 mức T môi trường nghiên cứu, TS tim tăng so với khi yên tĩnh đặc biệt có ý nghĩa với p<0.001.

+ Thời điểm sau khởi động, T môi trường càng cao, TS tim càng tăng manh, sự khác biệt TS tim ở 3 mức nhiệt với p<0.001.

- Huyết áp tâm thu

+ Sau khởi động, ở cả 3 mức T môi trường nghiên cứu, HATT đều tăng cao so với khi yên tĩnh đặc biệt có ý nghĩa với p<0.001.

Một phần của tài liệu Biến đổi, hồi phục thân nhiệt và một số chỉ tiêu tim mạch sau chạy 100m, 400m trong điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau ở nam sinh viên giáo dục thể chất đại học vinh (Trang 26 - 29)