Phân loại sức khỏe NLĐ

Một phần của tài liệu Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân Công ty cổ phần bao bì Kinh Bắc – Từ Sơn – Bắc Ninh năm 2014 (Trang 53)

Để đất nước ta có sự vươn lên và phát triển nhanh chóng sánh ngang cùng các nước phát triển trong tương lai, đòi hỏi cần phải có lực lượng lao động trẻ, đủ sức khỏe, dễ dàng thích nghi với lối làm việc mới, tác phong công nghiệp. Vì vậy, không chỉ riêng ngành sản xuất bao bì carton mà đại đa số các ngành công nghiệp khác công nhân lao động đều có tuổi đời trẻ và khả năng thích ứng với công việc cao. Có thể nói tình trạng sức khỏe hiện tại chưa phản ánh đúng ảnh hưởng của MTLĐ nhưng theo quá trình tăng về tuổi đời và tuổi nghề sẽ làm nổi rõ ảnh hưởng của MTLĐ tới sự suy giảm sức khỏe và bệnh tật của công nhân.

Qua khám lâm sàng trên 132 công nhân lao động tại công ty, kết quả cho thấy: tỷ lệ công nhân có sức khỏe loại I và loại II chiếm 67,5% theo quy định của Bộ Y tế đây là sức khỏe loại rất tốt và tốt. Tỷ lệ công nhân có sức khỏe loại III – loại trung bình chiếm 25%, loại IV – loại yếu chiếm 7,5% và không có công nhân nào có sức khỏe loại V – loại rất yếu. Điều này phù hợp với đặc điểm chung về NLĐ của công ty đó là đa số công nhân có độ tuổi trẻ có 94,6% công nhân có độ tuổi < 39, tuổi nghề của công nhân sản xuất bao bì không cao 100% công nhân có tuổi nghề ≤ 5 năm. Vì vậy ảnh hưởng của MTLĐ lên công nhân là chưa đáng kể nên sức khỏe của công nhân đa phần đều tốt. Còn những trường hợp NLĐ có sức khỏe loại IV (7,5%) chủ yếu lại là do thể lực yếu, một số mắc bệnh cần được được đi khám chuyên khoa ngay. Hơn nữa tỷ lệ NLĐ nữ có sức khỏe loại IV cao gấp 4 lần nam (chiếm

lần lượt là 12,7% và 2,9%) có thể là do thể lực, sức khỏe của NLĐ nữ vốn luôn yếu hơn so với nam giới.

Kết quả này so với kết quả nghiên cứu tại công ty cổ phần giấy Sài Gòn (2013) có sự khác biệt, tỷ lệ NLĐ có sức khỏe từ loại I và loại II chiếm 57% thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ NLĐ có sức khỏe loại III là 28% cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ NLĐ có cức khỏe loại IV và V chiếm 15% cao gấp đôi so với nghiên cứu của chúng tôi .

So với nghiên cứu tại một số ngành nghề khác như ngành May, trong nghiên cứu của Lưu Nguyên Thắng (2012) tỷ lệ số NLĐ có sức khỏe loại IV ít hơn (chiếm 5,38%) nhưng tỷ lệ NLĐ có sức khỏe loại V cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (chiếm 0,9%) . Nhưng theo một nghiên cứu khác cũng trong ngành May của Lê Tuấn Anh (2000) thì tỷ lệ NLĐ có sức khỏe loại IV, V là 8%, tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Tác giả cũng đã đưa ra giải thích theo quyết định 1613/BYT một số NLĐ thấp bé nhẹ cân được kết luận sức khỏe loại yếu và rất yếu trong khi trên thực tế họ vẫn có đóng góp nhất định vào quá trình sản xuất của công ty .

Một phần của tài liệu Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân Công ty cổ phần bao bì Kinh Bắc – Từ Sơn – Bắc Ninh năm 2014 (Trang 53)