Cùng với tiêu chuẩn về bệnh tật, các chỉ số chiều cao cân nặng thuộc về thể lực chung là một yếu tố để đánh giá sức khỏe của công nhân
Về cân nặng: cân nặng trung bình của nam là 56,3 kg, của nữ là 47,4 kg,
chỉ số này tương ứng với sức khỏe loại I theo phân loại của Bộ Y tế . Tuy nhiên, trong số 132 công nhân lao động có 3% (4 trường hợp) NLĐ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng trong lao động. Trong 4 trường hợp trên có 1 trường hợp xét về cân nặng sẽ xếp loại IV nhưng phân loại sức khỏe lại thuộc loại III, phải chăng là do NLĐ này có chiều cao cân xứng với cân nặng và có khả năng lao động tốt nên chưa phải xếp vào sức khỏe loại IV.
Về chiều cao: chiều cao trung bình của nam là 163,8 cm của nữ là 153
cm các chỉ số này tương ứng với phân loại sức khỏe loại I theo phân loại chung của Bộ Y tế. Nhưng vẫn còn 11 trường hợp NLĐ có chiều cao thấp chiếm 8,3%. Trong 11 trường hợp trên có 2 trường hợp NLĐ nam nếu xét về chỉ số chiều cao sẽ xếp loại IV nhưng lại được phân loại vào sức khỏe loại III, điều này có thể được giải thích tương tự như phân cân nặng của NLĐ ở trên. Chỉ số chiều cao ngoài là yếu tố góp phần vào đánh giá thể lực chung của công nhân còn được sử dụng về sau trong các nghiên cứu về ergomomics trong lao động. Theo số liệu của Bộ Y tế(2003) cho biết có 64,5% thanh niên Việt Nam (18-24 tuổi) chưa đạt chuẩn của chiều cao trung bình của nam là 1,65m và nữ là 1,55m . Có thể nói chiều cao trung bình của công nhân công ty cũng gần đạt chuẩn chiều cao trung bình theo quy định của Bộ Y tế.
Về BMI: có 76,5% NLĐ có chỉ số BMI ở mức trung bình (từ 18,5 đến
25), tỷ lệ NLĐ thừa cân béo phì ít chiếm 4,6%. Tuy nhiên vẫn còn 18,9% NLĐ gầy (chỉ số BMI <18,5). Điều này phù hợp với đặc điểm NLĐ trong công ty, đa phần đều là NLĐ trẻ (74,2% NLĐ có tuổi dưới 29) mà tình trạng
thừa cân béo phì thường gặp ở trẻ nhỏ và người trưởng thành (thường từ 53- 59 tuổi) .
4.2.3.Tình hình sức khỏe, bệnh tật của NLĐ