Hiệu quả kinh tế có tính đến bán chứng chỉ cacbon

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon Rừng trồng Keo tai tượng(Acaci mangium) tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 63)

Do Việt Nam là nước chưa tham gia thực hiện nhiều dự án CDM, nên mức thỏa thuận bán các chứng nhận phát thải để so sánh thực tế chưa thực sự phong phú. Mức giá bán chứng nhận carbon để tính toán là 14 EUR/01 tấn cacbon quy đổi. Với mức giá giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ là 1EUR = 28.593VND, thì giá 01 tấn cacbon là 400.302 đồng. Ở đây không tính đến lượng cacbon tích lũy trong đất, do đề tài không xác định được lượng cacbon có trong đất được tích lũy từ bao giờ và biến đổi như thế nào qua các năm.

Bảng 4.17. Thu nhập từ bán chứng nhận giảm phát thải cho 1 ha rừng Keo tai tượng tuổi 7

Loài rừng Lượng cacbon tích lũy (tấn/ha)

Đơn giá (Đồng)

Thành tiền (Đồng)

Keo tai tượng 57,74 400.302 23.113.437

Bảng 4.18. Cân đối doanh thu và chi phí cho 1 ha rừng Keo tai tượng có tính đến khả năng tích lũy cacbon Loài rừng Tổng doanh thu (đồng) Tổng chi phí (đồng) Cân đối (+, -) Tổng số Trong đó Từ bán gỗ Từ bán chứng nhận giảm phát thải Keo tai tượng 140.811.437 117.698.000 23.113.437 52.088.000 +88.723.437

Từ kết quả trên cho thấy, nếu người dân tiếp cận được với các doanh nghiệp có nhu cầu mua chứng nhận giảm phát thải, thì sau một chu kỳ kinh doanh là 7 năm ngoài tiền bán được từ gỗ thì một phần khá lớn thu được từ bán chứng nhận giảm phát thải. Như vậy hiệu quả kinh tế không tính đến khả năng tích lũy carbon là 65.610 triệu đồng và hiệu quả kinh tế có tính đến tích lũy cacbon là 88.723 triệu đồng, cao hơn 23.113 triệu đồng so với bán đơn thuần chắc gỗ.

Phần 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon Rừng trồng Keo tai tượng(Acaci mangium) tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 63)