Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon Rừng trồng Keo tai tượng(Acaci mangium) tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 32)

3.3.2.1.Phương pháp kế thừa

- Các tài liệu liên quan đến xác định sinh khối, lượng Carbon, những văn bản liên quan đến CDM.

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lịch sử rừng tại nơi nghiên cứu.

3.3.2.2. phương pháp thu thập số liệu thực địa

a) Xác lập ÔTC và lựa chọn cây mẫu:

- Bước 1: Tiến hành điều tra sơ thám khu vực nghiên cứu để xác định đặc điểm địa hình, phân bố, tuổi... của rừng, sau đó chọn vị trí lập ô tiêu chuẩn (OTC), tiếp theo là mô tả đặc điểm chung về OTC gồm: Vị trí lập OTC, các điều kiện lập địa..

- Bước 2: Lập ô tiêu chuẩn: Tiến hành lập 3 ÔTC điển hình cho mỗi tuổi (tổng số OTC là 9) với diện tích mỗi ô = 500 m2

(25x20), các ÔTC được lập mang tính đại diện cho khu vực nghiên cứu và được phân bố đều ở các vị trí chân, sườn, đỉnh.

- Xác định cây trung bình: Tiến hành đo đếm D1.3, Hvnvà N của toàn bộ số cây trong ÔTC. Kết quả thu được ghi vào biểu mẫu sau:

Biểu điều tra rừng trồng Keo tai tượng

ÔTC số: Địa điểm: Tuổi: Độ dốc: Hướng phơi: Vị trí:

Điều kiện lập địa: Mật độ: Phương thức trồng: Ngày điều tra: Người điều tra:

STT CV1.3 D1.3 (cm) Hvn(m) G (m2) M (m3) Ghi chú

1 TB

+ Tính giá trị trung bình của Hvn, D1.3:

= (3.1) Trong đó:

là đường kính trung bình của OTC (cm) Di là đường kính cây thứ i (cm)

n là tổng số cá thể trong OTC điều tra (cây) = (3.2)

Trong đó:

là chiều cao trung bình của OTC (m) Hi là chiều cao cây thứ i (m)

n là tổng số cá thể trong OTC điều tra (cây) + Tính trữ lượng M/ha (m3

/ha): M = N x (m3/ha) (3.3) Trong đó: N: Số cây trong 1 ha

: thể tích bình quân cây tiêu chuẩn F: hình số (lấy f = 0,45)

+ Cây tiêu chuẩn chọn để giải tích đo đếm sinh khối là cây có có đường kính D1.3 và Hvn bằng hoặc gần bằng D1.3 và Hvn bình quân của lâm phần.

Sau khi xác định được cây tiêu chuẩn, sử dụng phương pháp chặt hạ để đo đếm sinh khối. Sinh khối tươi của cây sẽ được xác định theo từng bộ phận gồm thân, cành, lá và rễ.

Cách lấy mẫu như sau:

+ Sinh khối thân: Chia thân cây thành các đoạn có L = 1m, đoạn có đường kính ≤ 5cm được tính vào sinh khối cành, sau đó đem cân để xác định sinh khối.

+ Sinh khối cành: Sau khi đã tách lá, tiến hành chia cành thành các đoạn nhỏ và đem toàn bộ cân để xác định sinh khối.

+ Sinh khối lá: Thu gom toàn bộ sinh khối lá và đem lên cân.

+ Sinh khối rễ: Là trọng lượng phần rễ sống của cây. Đào và lấy toàn bộ rễ có đường kính lớn hơn 2mm.

Các mẫu được cân nhanh khối lượng tươi ngay sau khi chặt hạ bằng cân bàn (sai số đến 0,1g) để xác định sinh khối.

Kết quả cân sinh khối được ghi vào biểu mẫu sinh khối tươi.

Bảng tổng hợp sinh khối tươi của cây tiêu chuẩn Keo tai tượng

OTC số: Cây tiêu chuẩn số: Tuổi: Vị trí: Địa điểm: Ngày điều tra:

Hvn: D1.3: Người điều tra:

Lần cân

Sinh khối tươi (kg/cây)

Tổng Thân Cành Rễ 1 ... Tổng % TB/ha

- Xác định sinh khối tươi: + Sinh khối tươi của cây cá lẻ:

P (tươi/cây) = Pt(th) + Pt(c) + Pt(l) + Pt(r) (kg/cây) (3.4) + Sinh khối tươi cho 1 ha:

P (tươi/ha) = P (tươi/cây) x N (kg/ha) (3.5) Trong đó: Pt(th), Pt(c),Pt(l), Pt(r): sinh khối thân, cành, lá, rễ tươi.

N: số cây trong 1 ha

c)Thu thập số liệu sinh khối cây bụi thảm tươi:

Trên mỗi ÔTC, lập 5 ô dạng bản với kích thước 1m2. Thu toàn bộ các cây có trong ô dạng bản: tách riêng lá, thân, cành. Xác định trọng lượng tươi ngay tại thực địa, lấy mẫu đại diện 300g tươi, sau đó chuyển về phòng thí nghiệm để sấy khô.

d) Thu thập mẫu xác định lượng cacbon tích lũy mặt đất:

Bao gồm rễ sống, rễ chết, vật rụng đang bị phân hủy (vụn hữu cơ) có kích thước nhỏ. Trên mỗi ÔTC, lập 5 ô dạng bản với kích thước 1m x 1m (1m2), ta xác định lấy mẫu theo 3 tầng đất: 0 - 10cm và 10 - 20cm, 20-30cm .

Sử dụng loại khung sắt lấy mẫu có kích thước: 20x20x10 cm. Trong mỗi ô dạng bản tiến hành lấy mẫu trên diện tích 0,04m2

.

+ Với tầng 0 - 10 cm: Dùng khung sắt có thể tích 20 cm x 20 cm x 10 cm đóng xuống đất. Sau đó thu toàn bộ đất rồi xác định khối lượng của đất. Dùng sàng có kích thước mắt 2mm để tách rễ, vụn hữu cơ (>2mm) và đất. Để xác định vụn hữu cơ có kích thước < 2mm ta cân toàn bộ mẫu đất qua sàng 2mm, tiến hành lấy mẫu đất (200 g) để xác định tỷ lệ % vụn hữu cơ có kích thước < 2 mm có trong tầng đất 0 - 10cm. Sau đó chuyển ngay mẫu về phòng thí nghiệm sấy khô để xác định sinh khối khô.

+ Với tầng 10 - 20cm: Tiếp tục làm như vậy với khung sắt có thể tích 20 cm x 20 cm x 10 cm tại những điểm vừa làm.

+ Với tầng 20 - 30cm: Tiếp tục làm như vậy với khung sắt có thể tích 20 cm x 20 cm x 10 cm tại những điểm vừa làm.

3.3.2.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu a) Xác định sinh khối khô cây gỗ

- Sau khi xác định được sinh khối tươi của từng bộ phận, tiến hành lấy mẫu đại diện cho từng bộ phận để xác định sinh khối khô bằng phương pháp mẫu đại diện. Mẫu dùng để xác định sinh khối khô được xác định như sau: Thân cây được lấy 3 mẫu tại các vị trí gốc, giữa thân và ngọn, mỗi vị trí lấy thớt có độ dày 6cm; Cành sau khi cân xác định sinh khối tươi tiến hành chặt thành từng đoạn ngắn, trộn đều và lấy mẫu 1kg; Lá cây được trộn đều và lấy mẫu 0,3kg; Rễ cây cũng được chặt thành từng đoạn ngắn, lấy 1kg/mẫu đại diện cả rễ cọc và rễ bên.

Các mẫu được cân nhanh khối lượng tươi sau đó vận chuyển về phòng thí nghiệm để sấy khô.

- Phương pháp sấy mẫu: sử dụng phương pháp sấy bằng tủ sấy ở nhiệt độ 1050C, cứ sau 2 giờ cân 1 lần đến khối lượng không đổi.

Kết quả tính toán được ghi vào biểu mẫu sau:

Bảng tổng hợp kết quả sinh khối khô của cây tiêu chuẩn Keo tai tượng

OTC số: Cây tiêu chuẩn số: Tuổi:

Hvn: D1.3: Ngày tiến hành: Người tiến hành:

Lần cân

Sinh khối khô (kg/cây)

Tổng Trong đó Thân Cành Lá Rễ 1 ... Tổng % TB/ha

- Dựa trên trọng lượng khô kiệt, độ ẩm từng bộ phận thân, cành, lá và rễ sẽ được xác định theo công thức sau:

MC (%) = [(P – Pk/P)]*100 (%) (3.6)

Trong đó: MC là độ ẩm tính bằng %, P và Pk là trọng lượng tươi và khô của mẫu.

- Sinh khối khô của từng bộ phận được tính theo công thức sau: Pk(i) = P(i) x (1 – MC(i)) (kg) (3.7)

Trong đó: Pk(i), P(i) là tổng sinh khối khô và tươi tính bằng kg của thân, cành, lá và rễ trong một đơn vị lẻ; MCi là độ ẩm tính bằng % của lá, thân, rễ và cành.

- Tổng sinh khối khô của cây tiêu chuẩn được tính như sau: Pkhô = Pk(th) + Pk(c) + Pk(l) + Pk(r) (kg/cây) (3.8)

Trong đó: Pk(th), Pk(c), Pk(l), Pk(r): sinh khối khô của thân, cành, lá và rễ.

b)xác định sinh khối khô cây bụi thảm tươi:

Tính toán:

Tổng khối lượng

khô (g/m2) =

Tổng khối lượng tươi(g) x khố lượng mẫu phụ khô (g)

(3.9) Khối lượng mẫu phụ tươi (g) x Diện tích lấy mẫu (m2)

c.Xử lý mẫu sấy:

- Mẫu gỗ, lá, rễ, thảm mục và vụn hữu cơ có kích thước > 2 mm được xử lý như sau:

Sử dụng phương pháp sấy mẫu bằng tủ sấy ở nhiệt độ 75 - 80o

C trong khoảng thời gian từ 6 - 8h. Trong quá trình sấy, kiểm tra trọng lượng của mẫu sau 2, 4, 6 và 8h sấy. Nếu 3 lần kiểm tra trọng lượng không thay đổi thì đó chính là trọng lượng khô của mẫu. Dựa trên trọng lượng khô kiệt, khối lượng khô kiệt được tính treo công thức sau:

) ( ) ( ) ( ) ( ) / ( 2 2 m xSA g FW g xDW kg FW m kg DW S S T T = (3.10)

Trong đó: DWT : Tổng trọng lượng khô tuyệt đối (sinh khối khô) (kg/m2

), FWT : Tổng khối lượng tươi (kg),

DWS : Khối lượng khô tuyệt đối của mẫu (g), FWS : Khối lượng tươi của mẫu (g),

SA : Diện tích ô mẫu (ô dạng bản)

- Mẫu đất: Sử dụng phương pháp sấy mẫu tương tự như mẫu gỗ, lá... Kết quả thu được là trọng lượng khô của mẫu (bao gồm đất và vụn hữu cơ có kích thước < 2mm). Để xác định tỷ lệ % vụn hữu cơ ta tiến hành tro hóa ở nhiệt độ 650oC (sử dụng lò nung), kết quả thu được chính là các thành phần cơ giới của đất. Tỷ lệ % vụn hữu cơ được tính theo công thức:

Rdec (%) = (DWsoil - AWsoil)/DWsoilx100 (3.11)

Trong đó Rdec: Tỷ lệ vụn hữu cơ

DWsoil : Trọng lượng đất sấy khô AWsoil : Trọng lượng đất sau tro hóa

d) Xác định hàm lượng cacbon trong sinh khối khô:

Xác định trữ lượng Cacbon của cây cũng như trong từng bộ phận của cây mẫu bằng cách áp dụng hệ số quy đổi về trữ lượng Cacbon trong sinh khối là 0,46 (IPCC, 2003).

+ Công thức tổng quát tính lượng Cacbon trong từng bộ phận của cây: C(i) (kg C/cây) = 0,46*Pk(i) (3.12)

Trong đó: CS(i) là trữ lượng cacbon của các bộ phận thân, cành, lá và rễ; Pk(i) là sinh khối khô tính bằng kg của thân, cành, lá và rễ trong một cây cá lẻ.

+ Công thức tổng quát tính lượng Carbon cho cây cá lẻ: C = (Pk)*0,46 (3.13)

Trong đó: P(k) là tổng sinh khối khô của cây cá lẻ

Từ đó, tổng trữ lượng các bon tương đương của cây cá lẻ tiêu chuẩn sẽ là tổng trữ lượng Cacbon tương đương mà các bộ phận thân, cành, lá và rễ đã

hấp thụ và được sử dụng hệ số quy đổi theo tiêu chuẩn quốc tế 1C = 3,67CO2. Công thức tổng quát:

CS = C*3,67(kg CO2e/cây) (3.14) Trong đó: C là lượng Cacbon mà cây cá lẻ hấp thụ được

e) Hiệu quả kinh tế

Công thức tính hiệu quả kinh tế tuyệt đối VA = GO – IC

Trong đó: VA: Giá trị tăng thêm của mô hình GO: Tổng thu nhập mô hình

IC: Tổng chi phí sản xuất

f) Xác định giá trị các bon theo giá thị trường:

Từ lượng các bon hấp thụ được của lâm phần đã tính toán được theo các tuổi cùng với giá của thị trường cacbon tại thời điểm nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2010 là từ 11,44 euro đến 14 euro/tấn từ đó quy đổi ra VNĐ.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon Rừng trồng Keo tai tượng(Acaci mangium) tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)