0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

So sánh hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo tai tượng trên cơ sở có tính đến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CACBON RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG(ACACI MANGIUM) TẠI XÃ QUY KỲ, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN. (Trang 60 -60 )

đến khả năng tích lũy cacbon

4.5.1. Tr lượng rng trng Keo tai tượng các tui 3, 5 và 7

Căn cứ vào kết quả số liệu điều tra, đo tính và kết quả tính toán trữ lượng,

ta có trữ lượng của các tuổi như sau:

Bảng 4.13. Trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7 Trữ lượng Tuổi 3 Tuổi 5 Tuổi 7

Trữ lượng trong ô tiêu

chuẩn (m3/OTC) 1,71 6,29 8,41

Trữ lượng 01 ha (m3/ha) 34,27 125,89 168,14

Trữ lượng sinh trưởng

TB/năm (m3/ha/năm) 11,42 25,18 24,02

4.5.2. Hiu qu kinh tế không tính đến kh năng tích lũy cacbon ca Keo tai tượng tui 7 tai tượng tui 7

Thu nhập từ 01 ha rừng (tính theo giá thu mua làm nguyên liệu sản xuất tại xã Quy kỳ năm 2014) được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.14. Bảng tổng thu nhập cho 01 ha rừng Sản lượng gỗ (m3/ha) Đơn giá (Đồng/m3 ) Thành tiền (Đồng) 168,14 700.000 117.698.000

( Như vậy tổng thu nhập 01 ha rừng Keo tai tượng tuổi 7 là 117.698.000 triệu đồng).

Chi phí đầu tư bình quân cho 01 ha rừng Keo tai tượng trong một chu kỳ 7 năm tại địa bàn nghiên cứu như sau:

ơ Bảng 4.15. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tạo rừng bình quân ởđịa phương STT Loại chi phí Đơn vị tính Đơn giá (Đồng) Số lượng Thành tiền (Đồng) 1 Phát dọn, vệ sinh rừng Công 120.000 21 2.520.000

2 Công đào hố Công 120.000 26 3.120.000

3 Giống Cây 700 2.200 1.540.000 4 Công trồng Công 120.000 24 2.880.000 5 Công chăm sóc năm thứ nhất Công 120.000 20 2.400.000 6 Công chăm sóc năm thứ 2 Công 120.000 20 2.400.000 7 Công chăm sóc từ năm 3 đến năm 5 Công 120.000 30 3.600.000 8 Chi phí khác 1.500.000 Tổng chi phí 18.460.000 Chi phí khai thác rừng: 200.000đ/m3 x 168,14 = 33.628.000 đ

Bảng 4.16. Giá trị tăng thêm cho 01 ha rừng

Loại rừng Tổng thu nhập (GO) Tổng chi phí (IC) Giá trị tăng thêm(VA) (+,-)

Keo tai tượng 117.698.000 52.088.000 + 65.610.000

Qua bảng ta thấy trong một chu kỳ sản xuất là 7 năm chỉ tính đến việc bán gỗ lãi 65.610.000 triệu đồng, bình quân lãi 9.372.857 triệu đồng/năm.

4.5.3. Hiu qu kinh tế có tính đến bán chng ch cacbon

Do Việt Nam là nước chưa tham gia thực hiện nhiều dự án CDM, nên mức thỏa thuận bán các chứng nhận phát thải để so sánh thực tế chưa thực sự phong phú. Mức giá bán chứng nhận carbon để tính toán là 14 EUR/01 tấn cacbon quy đổi. Với mức giá giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ là 1EUR = 28.593VND, thì giá 01 tấn cacbon là 400.302 đồng. Ở đây không tính đến lượng cacbon tích lũy trong đất, do đề tài không xác định được lượng cacbon có trong đất được tích lũy từ bao giờ và biến đổi như thế nào qua các năm.

Bảng 4.17. Thu nhập từ bán chứng nhận giảm phát thải cho 1 ha rừng Keo tai tượng tuổi 7

Loài rừng Lượng cacbon tích lũy (tấn/ha)

Đơn giá (Đồng)

Thành tiền (Đồng)

Keo tai tượng 57,74 400.302 23.113.437

Bảng 4.18. Cân đối doanh thu và chi phí cho 1 ha rừng Keo tai tượng có tính đến khả năng tích lũy cacbon Loài rừng Tổng doanh thu (đồng) Tổng chi phí (đồng) Cân đối (+, -) Tổng số Trong đó Từ bán gỗ Từ bán chứng nhận giảm phát thải Keo tai tượng 140.811.437 117.698.000 23.113.437 52.088.000 +88.723.437

Từ kết quả trên cho thấy, nếu người dân tiếp cận được với các doanh nghiệp có nhu cầu mua chứng nhận giảm phát thải, thì sau một chu kỳ kinh doanh là 7 năm ngoài tiền bán được từ gỗ thì một phần khá lớn thu được từ bán chứng nhận giảm phát thải. Như vậy hiệu quả kinh tế không tính đến khả năng tích lũy carbon là 65.610 triệu đồng và hiệu quả kinh tế có tính đến tích lũy cacbon là 88.723 triệu đồng, cao hơn 23.113 triệu đồng so với bán đơn thuần chắc gỗ.

Phần 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu về khả năng tích lũy cacbon rừng trồng Keo tai tượng ta có một số kết luận sau:

- Sinh khối tươi cá thể rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7: Sinh khối tươi cây cá lẻ ở tuổi 3 trung bình là 51,6kg/cây, trong đó tập trung ở thân, cành lá và rễ là gần như nhau. Tuổi 5, 7 trung bình là 133,9kg/cây và 182,99kg/cây trong đó tập trung chủ yếu ở phần thân, sau đó là rễ, cành và lá.

- Sinh khối tươi cây bụi, thảm tươi và thảm mục: Sự khác nhau giữa ba tuổi là không lớn, sinh khối tươi dao động từ 3,59÷ 5,76 kg.

- Sinh khối tươi rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7: Sinh khối tập trung chủ yếu ở tầng cây gỗ đạt từ 92,07 ÷ 95,4 tấn/ha; sinh khối cây bụi, thảm tươi từ 2,46 ÷ 4 tấn/ha,6; từ 3,22 ÷ 5,24 tấn/ha là sinh khối thảm mục ở các tuổi.

- Sinh khối khô cá thể rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7: Tuổi 3 sinh khối khô cây cá lẻ biến động từ 19,7 ÷ 22,2 kg, ở tuổi 5 sinh khối khô cây cá lẻ biến động từ 52,4 ÷ 55,4kg và tuổi 7 sinh khối khô cây cá lẻ biến động từ 86,51 ÷ 97,98kg.

- Sinh khối khô cây bụi, thảm tươi và thảm mục: Sinh khối khô biến động từ 4,38 ÷ 6,42 tấn/ha tương ứng với ba tuổi đối với cây bụi, thảm tươi và thảm mục

- Sinh khối khô rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7: Sinh khối khô dao động từ 39,11 ÷ 125,5 tấn/ha ở ba tuổi.Trong đó sinh khối tầng cây gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất từ 34,73 ÷ 119,17 tấn/ha.

- Trữ lượng cacbon tích lũy cây cá lẻ ở các tuổi 3, 5 và 7: Tuổi 3 lượng cacbon tích lũy trung bình là 9,61 kg/cây, tuổi 5 lượng cacbon tích lũy trung

bình là 24,66 kg/cây và tuổi 7 lượng cacbon tích lũy trung bình là 42,18 kg/cây.

- Trữ lượng cacbon tích lũy cây bụi, thảm tươi, thảm mục và đất: Trữ lượng cacbon trung bình đạt 0,59 tấn/ha đối với cây bụi, thảm tươi, 1,99 tấn/ha đối với thảm mục và 35.63 tấn/ha đối với đất.

- Trữ lượng cacbon tích lũy ở lâm phần Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và

7: Trữ lượng cacbon trong lâm phần chủ yếu tập trung ở tầng đất và cây gỗ, - Lượng CO2 được hấp thụ ở tuổi 7 với 428,58 tấn/ha, tuổi 5 là 221,34 tấn/ha thấp nhất là tuổi 3 với 152,23 tấn/ha. Trong đó tầng cây gỗ và đất chiếm tỷ lệ lớn nhất.

- Hiệu quả kinh tế không tính đến khả năng tích lũy cacbon là 65.610

triệu đồng và hiệu quả kinh tế có tính đến tích lũy cacbon là 88.723 triệu

đồng, cao hơn 23.113 triệu đồng so với bán đơn thuần chắc gỗ.

5.2. Tồn tại

- Đề tài chỉ mới nghiên cứu sinh khối và lượng cacbon tích lũy cho đối tượng rừng Keo tai tượng ở ba độ tuổi 3, 5 và 7.

- Do dung lượng mẫu còn ít (9 OTC) nên nghiên cứu chưa mang tính thuyết phục cao và chưa đánh giá được tổng thể khu vực nghiên cứu.

- Đề tài mới chỉ nghiên cứu lượng cacbon tích lũy ở thời điểm hiện tại mà chưa nghiên cứu được lượng carbon tích lũy ở các mùa sinh trưởng khác nhau.

5.3. Kiến nghị

- Tiếp tục nghiên cứu về sinh khối và lượng cacbon tích lũy cho các tuổi

khác nhau.

- Cần có những nghiên cứu thêm về lượng cacbon tích lũy trạng thái rừng trồng tại các mùa sinh trưởng khác nhau.

- Tiếp tục triển khai nghiên cứu về sinh khối, lượng cacbon tích lũy cho nhiều đối tượng rừng trồng khác nhau và nhiều địa điểm khác nhau trên phạm vi rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo số 70/BC- UBND của UBND xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

2. Nguyễn Tuấn Dũng (2005), “Nghiên cứu sinh khối và lượng carbon tích luỹ của một số trạng thái rừng trồng tại Núi Luốt”, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Tây.

3. Phạm Xuân Hoàn (2005), Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại carbon trong Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội 2005.

4. Nguyễn Duy Kiên (2007), Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

5. Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999), Nghiên cứu sinh trưởng và lập biểu sản lượng rừng trồng ở Việt Nam áp dụng cho Thông ba lá (Pinus keysia), NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân (2004), Thử nghiệm tính toán giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 12/2004.

7. Vũ Tấn Phương (2006)a, Nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường và dịch vụ

môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

8. Vũ Tấn Phương (2006)b, “Nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây bụi: Cơ sở để xác định đường carbon cơ sở trong dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 8/2006

9. Ngô Đình Quế và CTV (2005), Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Trung

tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

10. Lý Thu Quỳnh (2007), Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừng mỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang và Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 11. Vũ Văn Thông (1998), Nghiên cứu sinh khối rừng Keo lá tràm phục vụ

công tác kinh doanh rừng, Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

12. Hoàng Xuân Tý (2004), Tiềm năng các dự án CDM trong Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất (LULUCF), Hội thảo chuyên đề thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Văn phòng dự án CD4 CDM - Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

13. Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2001), Tổng hợp và hoàn thiện các loại biểu của một số loài cây trồng rừng ở Việt Nam.

II. Tài liệu tiếng Anh

14. Australian Greenhouse Office. Field Measurement Procedures for Carbon Accounting. Report No 2 – Version 1. 2002.

15. Burton V. Barnes et al (1998), Carbon balance of trees and ecosystem,

New York.

16. Cannell, M.G.R. (1981), World forest Biomass and Primary Production Data. Academic Press Inc (London), 391 pp.

17. FAO (2004), A review of carbon sequestration projects. Rome, 2004.

Pines: drawings and descriptions of the genus Pinus. Leiden: Brill & Backhuys.

PHỤ LỤC

Phụ biểu 01: Biểu điều tra rừng trồng Keo tai tượng

ÔTC số: Địa điểm: Tuổi: Độ dốc: Hướng phơi: Vị trí:

Điều kiện lập địa: Mật độ: Phương thức trồng: Ngày điều tra: Người điều tra:

STT CV1.3 D1.3 (cm) Hvn(m) G (m2) M (m3) Ghi chú 1 2 3 ... ... TB

Phụ biểu 02: Bảng tổng hợp sinh khối tươi của cây tiêu chuẩn Keo tai tượng

OTC số: Cây tiêu chuẩn số: Tuổi: Vị trí: Địa điểm: Ngày điều tra:

Hvn: D1.3: Người điều tra:


Lần cân

Sinh khối tươi (kg/cây)

Tổng Thân Cành Rễ 1 2 3 4 ... ... Tổng % TB/ha

Phụ biểu 03: Biểu điều tra sinh khối tươi bộ phận cây bụi, thảm tươi

OTC Ô thứ cấp Sinh khối tươi từng bộ phận (kg)

Tổng (kg) Thân Cành 1 1 2 3 4 5 Tng ... ... Phụ biểu 04: Biểu điều tra sinh khối thảm mục OTC OBD Thảm mục (kg) 1 1 2 3 4 5 Tng ...

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP

Lập OTC Điều tra tầng cây cao

Băm mẫu trước khi sấy khô Mẫu sau khi băm xong

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CACBON RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG(ACACI MANGIUM) TẠI XÃ QUY KỲ, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN. (Trang 60 -60 )

×