và 7
Sinh khối tươi của cây rừng là trọng lượng tươi của cây rừng trên một đơn vị diện tích (tấn/ha). Sinh khối của lâm phần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nơi mọc, tuổi và mật độ của lâm phần. Kết quả cụ thể về sinh khối tươi của lâm phần được tổng hợp ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Sinh khối tươi của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7
Tuổi
Sinh khối lâm phần
Tầng cây gỗ
Cây bụi, thảm
tươi Thảm mục Tổng
T/ha % T/ha % T/ha % T/ha
3 85,72 92,07 2,46 2,64 4,92 5,29 93,1
5 179,44 93,97 4,6 2,41 6,92 3.62 190,96
7 237,89 95,4 3,44 1,38 8,02 3,22 249,35
TB 167,68 93,81 3,5 2,14 6,62 4,04 177,8
Nhận xét:
Qua bảng 4.5.Ta thấy tổng sinh khối tươi lâm phần rừng trồng Keo tai tượng chủ yếu tập trung ở tầng cây gỗ chiếm từ 92,07 ÷ 95,4%,
sinh khối cây bụi, thảm tươi chiếm từ 2,46 ÷ 4,6%, sinh khối thảm mục từ 3,22 ÷ 5,24%. Ở cấp tuổi càng cao thì tổng sinh khối càng lớn, cấp tuổi 7 là lớn nhất với 249,35 tấn/ha, sau đó là cấp tuổi 5 với 190,96 tấn/ha và thấp nhất là cấp tuổi 3 là 93,1 tấn/ha.
Sự chênh lệch về trữ lượng sinh khối tươi giữa các tuổi là rất lớn, đặc biệt là giữa tuổi 3 và tuổi 5. Giữa tuổi 3 và 5 có sự khác biệt rất lớn về trữ lượng sinh khối tươi cây cá lẻ do đó trữ lượng lâm phần của chúng cũng có sự khác biệt lớn. Còn sinh khối cây bụi, thảm tươi nhiều ở tuổi 5 ít hơn ở tuổi 7 và tuổi 3 còn thảm mục nhiều tuổi 5 và 7. Như vậy lâm phần Keo tai tượng ở giai đoạn từ tuổi 3 đến tuổi 5 là thời kỳ sinh trưởng mạnh hơn so với thời kỳ từ tuổi 5 đến tuổi 7.
Hình 4.4. Biểu đồ sinh khối tươi lâm phần rừng trồng Keo tai tượng