Sinh khối tươi của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3,5 và 7

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon Rừng trồng Keo tai tượng(Acaci mangium) tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)

Sự sinh trưởng , tăng trưởng của cây cá lẻ là kết quả của quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ diễn ra trong cây, tuỳ thuộc vào từng độ tuổi, vị trí, mật độ mà cây có sự sinh trưởng nhanh về đường kính, chiều cao. Quá trình sinh trưởng nhanh về đường kính và chiều cao thì sinh khối cây càng lớn và ngược lại cây sinh trưởng chậm thì đường kính và chiều cao nhỏ thì sinh khối cây thấp.

Sinh khối cây chủ yếu tập trung ở các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất như: Thân, cành, lá, hoa quả, tuy nhiên do đặc điểm và đối tượng nghiên cứu nên phần sinh khối của hoa và quả là không đáng kể và được tính vào sinh khối lá. Sinh khối ở dưới mặt đất là sinh khối tươi của rễ cây. Kết quả nghiên cứu sinh khối được tiến hành trên 9 OTC điển hình cho các tuổi được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3. Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ rừng trồng Keo tai tượng

ở tuổi 3, 5 và 7 Tuổi Cây tiêu chuẩn Thân (%) Cành (%) Lá (%) Trên mặt đất(%) Dưới mặt đất(%) Tổng (kg) Tỷ lệ dưới/TMĐ(%) 3 1 37,9 23,5 24 85,5 14,5 53,1 16,96 2 36,6 23,4 24,6 84,6 15,4 51,4 18,20 3 37,8 23,7 23,9 85,3 14,7 50,4 17,23 TB 37,4 23,5 24,2 85,1 14,9 51,6 17,46 5 4 68,3 8,8 7,5 84,5 15,5 136,8 18,3 5 67,5 9,2 7,7 84,5 15,5 133,4 18,37 6 68,2 8,7 7,1 84 16 131,6 18,99 TB 68 8,9 7,4 84,3 15,7 133,9 18,55 7 7 71 9,5 6,3 86,9 13,1 193,7 15,12 8 71,4 9 6,3 86,7 13,3 180,23 15,27 9 70,8 9,7 6,4 86,9 13,1 175,04 15,03 TB 71,1 9,4 6,3 86,8 13,2 182,99 15,14 Nhận xét:

Về sinh khối tươi cây cá lẻ: Sự khác biệt trong một độ tuổi của cây là không lớn, sự khác biệt này là do cây mọc ở các vị trí khác nhau nên nhận được không gian dinh dưỡng khác nhau và tốc độ sinh trưởng cũng khác nhau. Thường thì những cây ở vị trí chân đồi có các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh khối cao hơn những cây ở các vị trí khác. Sinh khối

cây cá lẻ ở tuổi 3 dao động từ 50,44 ÷ 53,1kg/cây, trung bình là 51,6kg/cây; Sinh khối cây cá lẻ ở tuổi 5 dao động từ 131,6 ÷ 136,8kg/cây, trung bình là 133,9kg/cây; Sinh khối cây cá lẻ ở tuổi 7 dao động từ 175,04 ÷ 193,7kg/cây, trung bình là 182,99kg

Về cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ: Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ Keo tai tượng bao gồm 4 phần là thân, cành, lá và rễ cụ thể:

+ Tuổi 3: Sinh khối phần thân chiếm 37,4%; lá chiếm 24,2%: cành chiếm 23,5%; và rễ chiếm 14,9% (Hình 4.1).

+ Tuổi 5: Sinh khối phần thân chiếm 68%; rễ chiếm 15,7%: cành chiếm 8,9%; và lá chiếm 7,4% (Hình 4.2).

+ Tuổi 7: Sinh khối phần thân chiếm 71,1%; rễ chiếm 13,2%: cành chiếm 9,4%; và lá chiếm 6,3% (Hình 4.3).

Nhận xét:

Sinh khối cây cá lẻ Keo tai tượng ở 3 tuổi tập trung ở thân, lá cành là gần bằng nhau, thấp nhất là ở rễ do trong độ tuổi này quá trình tỉa thưa tự nhiên chưa diễn ra mạnh, tỉa thưa của người dân cũng ít. Còn ở tuổi 5 và 7 thì chủ yếu ở phần thân cây sau đó đến rễ cây, cành cây và thấp nhất là lá của cây, trong gian đoạn này thì quá trình tỉa thưa diễn ra mạnh, lượng vật chất tích lũy trong thân lớn, lượng vật rơi rụng cũng nhiều, rễ phát triển mạnh để giúp cây đứng vững do đó kéo theo cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ có sự khác biệt so với tuổi 3. Cùng với sự tăng lên của tuổi thì tỷ lệ phần trăm sinh khối thân cũng tăng lên, trong khi tỷ lệ này ở cành và lá điều giảm xuống, rễ từ tuổi năm cũng bắt đầu giảm.

Hình 4.1. T l sinh khi tươi ca các b phn cây cá l Keo tai tượng tui 3

Hình 4.2.T l sinh khi tươi ca các b phn cây cá l Keo tai tượng tui 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon Rừng trồng Keo tai tượng(Acaci mangium) tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)